Luận Văn Mạng cảm biến không dây

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi tongmanhcuong, 27/11/12.

  1. tongmanhcuong

    tongmanhcuong New Member

    Bài viết:
    9
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự phát triển của Internet, truyền thông và công nghệ thông tin kết hợp với những tiến bộ kỹ thuật gần đây đã tạo điều kiện cho các thế hệ cảm biến mới với giá thành thấp, khả năng triển khai qui mô lớn với độ chính xác cao. Công nghệ điều khiển và cảm biến gồm cảm biến dãy, cảm biến trường điện từ, cảm biến tần số vô tuyến, cảm biến quang điện và hồng ngoại, laser radar và cảm biến định vị dẫn đường, Các tiến bộ trong lĩnh vực thiết kế cảm biến, vật liệu cho phép giảm kích thước, trọng lượng và chi phí sản xuất cảm biến đồng thời tăng khả năng hoạt động và độ chính xác. Trong tương lai gần, mạng cảm biến không dây sẽ có thể tích hợp hàng triệu cảm biến vào hệ thống để cải thiện chất lượng và thời gian sống.
    Công nghệ điều khiển và cảm biến có tiềm năng lớn, không chỉ trong khoa học và nghiên cứu, mà quan trọng hơn chúng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng liên quan đến bảo vệ các công trình trọng yếu, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, năng lượng, an toàn thực phẩm, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và kinh tế Với mục tiêu giảm giá thành và tăng hiệu quả trong công nghiệp và thương mại, mạng cảm biến không dây sẽ mang đến sự tiện nghi và các ứng dụng thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người.
    Trong nội dung tài liệu này, trình bày về các kỹ thuật xây dựng mạng cảm biến không dây, các giao thức để thiết kế từ đơn giản đến phức tạp. Bên cạnh đó là các ứng dụng phổ biến có nhiều tiềm năng ứng dụng trong thực tế. Một cái nhìn tổng quát về công nghệ mạng cảm biến không dây.

    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 6
    Các từ viết tắt dùng trong tài liệu 7

    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
    1.1 Giới thiệu 9
    1.1.1 Công nghệ Sensor Network 9
    1.1.2 Ứng dụng của mạng cảm biến 11
    1.2 Tổng quan về kỹ thuật WSNs 12
    1.2.1 Các thành phần cơ bản cấu trúc mạng cảm biến 12
    1.2.2 Quá trình phát triển mạng cảm biến 16
    1.2.3 Các thách thức và trở ngại 17

    Chương 2: ỨNG DỤNG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
    2.1 Các mô hình phân bố 18
    2.2 Các ứng dụng của mạng WSNs 20
    2.3 Các ví dụ về ứng dụng dạng 1 WSN (C1WSN) 21
    2.3.1 Ứng dụng quân sự, an ninh và thiên nhiên 21
    2.3.2 Ứng dụng trong giám sát xe cộ và thông tin liên quan 23
    2.4 Các ví dụ về ứng dụng dạng 2 WSN (C2WSN) 23
    2.4.1 Điều khiển các thiết bị trong nhà 25
    2.4.2 Các tòa nhà tự động 25
    2.4.3 Quản lý quá trình tự động trong công nghiệp 26
    2.4.4 Các ứng dụng trong y học 27
    2.5 Kết luận 27

    Chương 3: KỸ THUẬT CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
    3.1 Khái quát về NODE cảm biến 28
    3.2 Phần cứng và phần mềm 29
    3.3 Phân loại cảm biến 30
    3.4 Môi trường hoạt động của sensor node (WNs) 31
    3.5 Xu hướng phát triển của Node cảm biến 32

    Chương 4: KỸ THUẬT TRUYỀN DẪN KHÔNG DÂY
    4.1 Quá trình truyền sóng 33
    4.2 điều chế tín hiệu 35
    4.3 Các công nghệ không dây 36
    4.3.1 Bluetooth 37
    4.3.2 WLAN 37
    4.3.3 ZigBee 40
    4.4Kết luận 41

    Chương 5: GIAO THỨC đIỀU KHIỂN TRUY CẬP TRONG MẠNG WIRELESS SENSOR NETWORKS
    5.1 Mô hình giao thức cho WSNs 42
    5.2 Giao thức MAC 43
    5.2.1 Các thông số 44
    5.2.2 Các giao thức chung 46
    5.3 Các giao thức MAC cho mạng WSNs 54
    5.3.1 Schedule-Based Protocols 55
    5.3.2 Random Access-Based Protocols 58
    5.4 Nghiên cứu trường hợp SENSOR-MAC 59
    5.4.1 Tổng quát 59
    5.4.2 Lắng nghe và nghỉ theo chu kỳ (Listen and Sleep) 60
    5.4.3 Sự phối hợp và lựa chọn lịch làm việc 60
    5.4.4 Đồng bộ khung thời gian 61
    5.4.5 Lắng nghe thích ứng 62
    5.4.6 Điều khiển truy cập và trao đổi dữ liệu 62
    5.4.7 Chuyển thông điệp 63
    5.5 Chuẩn IEEE 802.15.4 LR-WPANs 64
    5.5.1 Lớp vật lý (PHY) 66
    5.5.2 Lớp MAC 68
    5.6 Kết luận 80

    Chương 6: CÁC GIAO THỨC đỊNH TUYẾN CHO MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
    6.1 Sự phân phối và tập hợp dữ liệu 81
    6.2 Thiết kế và thách thức trong kỹ thuật định tuyến WSN 82
    6.2.1 Kích thước mạng và đặc tính thay đổi theo thời gian 82
    6.2.2 Tài nguyên hạn chế 83
    6.3 Giao thức định tuyến trong WSNs 83
    6.3.1 Các kỹ thuật định tuyến 84
    6.3.2 Flooding và các biến thể 84
    6.3.3 Giao thức định tuyến thông tin qua sự thỏa thuận 87
    6.3.4 Phân nhóm phân bậc tương thích, năng lượng thấp (LEACH) 90
    6.3.5 Tập trung hiệu quả công suất trong hệ thống thông tin cảm biến 93
    6.3.6 Truyền tin trực tiếp 94
    6.3.7 định tuyến theo vị trí 97
    6.4 Kết luận 101

    Chương 7: CÁC GIAO THỨC đIỀU KHIỂN GIAO VẬN CHO MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
    7.1 Các giao thức điều khiển giao vận truyền thống 102
    7.1.1 TCP (RFC 793) 102
    7.1.2 UDP (RFC 768) 103
    7.1.3 Mobile IP 103
    7.1.4 Tính khả thi khi áp dụng TCP và UDP cho mạng WSN 103
    7.2 Thiết kế giao thức lớp giao vận 103
    7.3 Các giao thức điều khiển giao vận đang tồn tại 105
    7.4 đặc điểm của các giao thức điều khiển giao vận 105
    7.4.1 Sự tắc nghẽn 105
    7.4.2 Khôi phục gói bị mất 106
    7.5 Kết luận 107

    Chương 8: PHẦN MỀM CHO MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
    8.1 Nguyên lý thiết kế phần mềm cho WSN 108
    8.2 Kiến trúc phần mềm 109
    8.2.1 Các chức năng liên quan đến dữ liệu 109
    8.2.2 Kiến trúc 110
    8.3 Một số phần mềm đang sử dụng 110

    Chương 9: QUẢN LÝ MẠNG CHO MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
    9.1 Yêu cầu quản lý mạng 112
    9.2 Các kiểu quản lý mạng truyền thống 112
    9.3 Vấn đề thiết kế quản lý mạng 113
    9.4 Các vấn đề khác 113

    Chương 10: HỆ đIỀU HÀNH CHO MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
    10.1 Thiết kế hệ điều hành 115
    10.2 Một số hệ điều hành cho mạng WSN 116
    10.2.1 TinyOS 116
    10.2.2 Mate 116
    10.2.3 MagnetOS 117
    10.2.4 MANTIS 117

    Chương 11: QUẢN LÝ SỰ VẬN HÀNH VÀ LƯU LƯỢNG THÔNG TIN
    11.1 Vấn đề thiết kế WSN 118
    11.1.1 Giao thức MAC 118
    11.1.2 Giao thức định tuyến 119
    11.1.3 Giao thức chuyển vận 119
    11.2 Mô hình hóa sự vận hành của WSN 119
    11.2.1 Metric 119
    11.2.2 Các mô hình cơ bản 120
    11.2.3 Các mô hình mạng 123
    11.3 Tính toán thời gian sống của hệ thống 124
    11.3.1 Phân tích 126
    11.3.2 Thảo luận 127
    11.3.2 Tổng kết 129
    Tài liệu tham khảo 130
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...