Luận Văn Mạch nạp ROM

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của KHKT và những ứng dụng to lớn đã mang lại những thay đổi lớn lao trong đời sống con người. Một trong những ứng dụng đó là các hệ thống và các vi mạch điều khiển tự động sử dụng các chip điều khiển. Do đó tìm hiểu nghiên cứu về vi điều khiển, nghiên cứu và viết các chương trình lập trình cho các họ vi điều khiển đang trở thành một yêu cầu cần thiết đối với mỗi sinh viên học nghành điện tử. Để có thể tiến hành nạp chương trình cho các IC điều khiển cần phải có mạch nạp ROM kết nối với máy tính.
    Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại mạch nap ROM khác nhau, nhưng giá thành rất cao vì vậy đã gây khõ khăn cho sinh viên trong việc hoc tập và nghiên cứu về các lĩnh vực kỹ thuật số, vi xử lý .
    Đề tài “mạch nạp ROM “ – với mạch nạp được thiết kế sử dụng họ vi điều khiển MCS51 với chip điều khiển được sử dụng là AT89C52 kết nối máy tính qua cổng COM , với nguồn điều khiển được nhận dữ liệu từ máy tính điều khiển điện áp nguồn lập trình nạp/xoá dữ liệu cho AT89C51
    Với số ít linh kiện, mạch được thiết kế gọn nhẹ, đơn giản đã tiết kiệm được giá thành sản phẩm .Nếu được cải tiến, hoàn thiện hơn mạch có thể tiển hành nạp dữ liệu cho các IC 30 chân.
    Với những ưu điểm trên, “đề tài mạch nạp rom” - với sản phẩm là mạch nạp rom cho IC 30 chân sẽ là một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của các bạn sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Là cộng cụ hữu hiệu hỗ trợ cho giảng dạy và học tập bộ môn kỹ thuật vi xử lý,kĩ thuật số .
    2. Nội dung khoa học của đề tài
    2.1. Tổng quan về mạch nạp RO


    a./Sơ đồ khối
    b/ Nguyên lý hoạt động của mạch:
    Khi bắt đầu chương trình ,máy tính gửi một tín hiệu thông báo cho AT89C52 biết dữ liệu đã sẵn sàng được truyền. Nhận được tín hiệu , AT89C52 thực hiện xoá chíp, sau đó gửi thông báo về máy tính yêu cầu truyền dữ liệu.
    Dữ liệu đựoc truyền từng byte từ máy tính qua mạch giao tiếp tới AT89C52, AT89C52 -sau khi nhận dữ liệu đồng thời tiến hành điều khiển điện áp nguồn theo yêu cầu va nạp dũ liệu cho AT89C2051. Sau khi nạp xong , AT89C52 gửi thông báo về máy tính. Trong quá trình tiến hành lập trình cho AT89C2051 nếu có xảy ra sự cố thì AT89C52 sẽ gửi thông báo về máy tính , yêu cầu thực hiện lại.
    2.2.Chức năng các khối trong mạch
    a./ Khối giao tiếp máy tính:
    MAX232 thực hiện truyền dẫn dữ liệu từ máy tính tới mạch và từ mạch về máy tính, qua cá port nối tiếp.
    b./ Vi điều khiển AT89C52:
    AT89C52 –trái tim của cả mạch với phần mềm được nạp sẵn, thực hiện nhận dữ liệu từ máy tính và nạp cho AT89C52.

    c./ Nguồn điều khiển được:
    Là nguồn nuôi cho toàn mạch, và có điện áp tới AT89C2051 thay đổi khi AT89C52 yêu cầu.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Yêu cầu thiết kế mạch nạp ROM gồm phần cứng và phần mềm.
    3.1. Thiết kế phần cứng
    - Mạch được thiết kế trên máy tính bằng cách sử dụng phần mềm ORCAD. Do đó để đảm bảo có một vi mạch gọn nhẹ cần nghiên cứư về ORCAD để nắm vững được các nguyên lý khi thiết kế.
    - Tìm hiểu , tính toán kích thước các linh kiện trong mạch ,sắp xếp hợp lí để mạch đơn giản và khoa học
    - Nghiên cứu tìm hiểu về ổn áp LM317L được sử dụng trong nguồn
    3.2. Thiết kế - viết các chương trình lập trình cho mạch
    a./ Giao diện truyền dữ liệu từ máy tính
    Chức năng của chưong trình là thực hiện mở flie dữ liệu, load nội dung của file và truyền tới mạch. Đồng thời giám sát quá trình thực hiện nạp dữ liệu của mạch.
    Trong phạm vi đề tài này chúng em nghiên cứu và viết chương trình bằng visual BASIC .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...