Luận Văn Mac - Anghen đã khẳng định: Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 22/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mac - Anghen đã khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, trong đó nhà nước không thể là cái gì khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản “.
    ( Mac - Anghen tuyển tập, tập hai. Nhà xuất bản sự thật Hà Nội năm 1971 trang 31_32).
    Bằng lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và thực tế cách mạng thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ luận điểm trên.
    BÀI LÀM
    Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mac_Lênin đã phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình chuyển biến cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hôi phát triển từ thấp đến cao diễn ra như “ một quá trình lịch sử tự nhiên”. Và dường như sự phát triển giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhưng để có được sự phát triển mà theo xu thế chung là sự phát triển của lịch sử tự nhiên thì phải trải qua một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa, một chế độ xã hội phát triển cao nhất , có quan hệ sản xuất dựa trên sở hửu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hốn với cơ sở hạ tầng tư bản chủ nghĩa; trên cơ sở đó kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.
    Để có được sự phát triển từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa phải trải qua một thời kỳ cải biến cách mạng. Nhưng vì sao lại là một thời kỳ cải biến cách mạng, để hiểu được điều đó trước hết ta phải hiểu rõ cải biến cách mạng là gì? Cải biến cách mạng là một quá trình cải tạo và biến đổi mang tính cách mạng, bằng các biện pháp bạo lực và phi bạo lực cải tạo và biến đổi cả một chế độ xã hội này sang xã hội kia, là quá trình đấu tranh gay go và quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái củ và cái mới, cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái tiến bộ, là một thời kỳ ai thắng ai giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu ra hai kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và quá độ gián tiếp từ những xã hội tiền tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng cho dù là quá độ từ hình thức nào thì củng rất gay go,phức tạp và lâu dài chứ không hề dễ dàng. Ơ mỗi nước do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau mà độ dài ngắn của thời kỳ quá độ khác nhau. Cần phải có một thời kỳ quá độ lâu dài để đổi mới nền sản xuất xã hội. Cần có thời gian mới thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tư sản và tư bản. Không phải vì vô cớ mà Mac_Anghen cho rằng thời kỳ quá độ là một thời kỳ cải biến cách mạng bởi vì trong thời kỳ này tức là thời kỳ quá độ với đặc điểm nổi bật của nó là sự xen kẻ lẫn nhau giữa hai kết cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các điều kiện xen kẻ của nó đó là:
    + Về kinh tế: thời kỳ quá độ vẫn tồn tại xen kẻ nhiều thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).
    + Về xã hội: thời kỳ quá độ vẫn còn tồn tại xen kẻ nhiều giai cấp tầng lớp với nhiều quan hệ đa dạng, phức tạp ( công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức).
    Sở dỉ có nhiều tầng lớp, nhiều giai cấp tồn tại đan xen như vậy là do xã hội đang còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tồn tại xen kẻ.
    + Về văn hóa tư tưởng: thời kỳ quá độ vẫn tồn tại xen kẻ hệ tư tưởng văn hóa củ lạc hậu và hệ tưởng văn hoá mới do tồn tại xen kẻ nhiều giai cấp và nhiều thành phần kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...