Luận Văn M&amp A và tác động của yếu tố văn hóa

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    M&A và tác động của yếu tố văn hóa








    Tóm tắt. Hoạt động M&A đã bắt đầu trên thế giới từ rất lâu nhưng tỷ lệ thất bại các thương vụ M&A cũng không nhỏ. Là một thị trường mới nổi, hoạt động M&A ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 và trở nên sôi động trong một vài năm trở lại đây. Tỷ lệ thất bại các thương vụ M&A ở Việt Nam cũng tương đối cao. Một trong những nguyên nhân đáng kể của sự thất bại đó là sự thiếu hòa hợp về văn hóa của hai công ty khác nhau khi thực hiện M&A.







    1. Giới thiệu


    Hoạt động M&A trên thế giới bắt đầu từ những năm 1897 và đã trải qua 6 giai đoạn lịch sử đáng nhớ. Trong suốt khoảng thời gian đó, đã có khoảng 124.000 thương vụ M&A được giao dịch trên toàn cầu. Chỉ riêng trong năm 2010, thế giới đã ghi nhận hơn 14.500 giao dịch với giá trị lên tới 874 tỷ. Tuy nhiên, tỷ lệ thất bại của các thương vụ M&A khá cao, từ 50- 75% (Kumer, 2010). Theo bà Yvonne Cox - giám đốc điều hành Đông Nam Á của hãng Tower Watson, nguyên nhân thường thấy trong các vụ M&A thất bại là yếu tố văn hóa, bởi vì M&A không gì khác mà chính là sự hòa hợp của tổ chức và các cá nhân trong tổ chức đó. Mỗi nhóm người hay tổ chức đều có đặc thù văn hóa riêng. Bài viết chia làm bốn phần nhỏ. Phần thứ nhất tìm hiểu các khái niệm về văn hóa. Phần thứ hai giải thích việc hòa hợp văn hóa trong hoạt động M&A cũng như vai trò của hòa hợp văn hóa trong sự thành công của một thương vụ M&A. Phần thứ ba có đưa ra quan điểm về văn hóa trong hoạt động M&A và quy

    trình hòa nhập văn hóa của công ty Mercer - một công ty tư vấn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực tư vấn nguồn nhân lực. Phần thứ tư là ví dụ tiêu biểu về một thương vụ M&A thành công ở Việt Nam có tính đến yếu tố văn hóa ngay từ giai đoạn đầu tiên.




    2. Văn hóa và hòa hợp văn hóa trong hoạt
    động M&A


    Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, người ta đã thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới.
    UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.






    Theo ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch, Tổng giám đốc của InvestConsult Group: văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Thông qua mỗi chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa.
    Như vậy, văn hóa là con người, và mọi sự
    thay đổi về văn hóa đều liên quan đến con người.

    Hòa hợp văn hóa trong hoạt động M&A không có nghĩa là là sự xâm lược về văn hóa. Nếu thật sự có sự “thôn tính” của nền văn hóa này với một nền văn hóa khác thì đó không gọi là hòa hợp hay hòa nhập văn hóa nữa. Sự hòa nhập về mặt văn hóa chính là quá trình con người đi tìm ngôn ngữ chung cho một cuộc sống chung. Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Christopher Kummer thì vấn đề văn hóa nếu được giải quyết sẽ đóng góp 36% cho sự thành công của một thương vụ M&A.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...