Tài liệu Lý thuyết và văn học sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lý thuyết và văn học sử


    TIẾP CẬN MỘT PHƯƠNG DIỆN CỦA


    LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NHỮNG TIỀN ĐỀ


    THỰC TIỄN VÀ LÝ THUYẾT MỚI


    Phạm Xuân Thạch


    Khoa Văn học- Trường ĐH KHXH&NV






    Những ai theo dõi thường xuyên các hoạt động nghiên cứu văn học trong nước sẽ


    có thể nhận thấy một hiện tượng đáng chú ý: sự quan tâm trở lại đối với nghiên cứu


    lịch sử văn học hay nói cách khác những chuyển động hứa hẹn sự phát triển đột biến


    của nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc. Thực ra, trong suốt nhiều thập niên qua,


    nghiên cứu lịch sử văn học vẫn luôn luôn là một lĩnh vực nghiên cứu có nhiều thành


    tựu và thu hút được nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là giới nghiên cứu chuyên nghiệp.


    Số lượng luận văn, luận án các cấp được bảo vệ ở các trung tâm đào tạo lớn của cả


    nước, các công trình được công bố dưới dạng sách hoặc trên các tạp chí khoa học


    chuyên ngành đủ chứng minh cho thực tế đó. Có điều, ẩn sau sự phong phú bề mặt,


    đôi khi lại là một sự lựa chọn định hướng nghiên cứu đầy tinh thần thực dụng : tìm


    kiếm sự an toàn, sự “bảo lãnh” cho sự nghiệp nghiệp nghiên cứu ở những thành tựu


    văn chương đã được khẳng định, đã có vị trí ổn định trong tâm thức cộng đồng. Và


    chính từ sự lựa chọn đó, sẽ dẫn đến hệ quả là hình thành nên một cách hình dung đứt


    đoạn giữa văn học quá khứ và văn học hiện tại, biến văn học hiện tại thành một thứ


    vùng đất hoang để mặc cho các nhà phê bình báo chí và bạn đọc còn văn học quá khứ lại trở thành một nơi chốn trú ẩn cho các nhà nghiên cứu có hướng kinh viện và giới


    đại học[1]. Sâu xa hơn , hệ quả của một cách quan niệm như vậy chính là khuynh


    hướng nhân danh tính cụ thể lịch sử của đối tượng nghiên cứu để biến những thời đại


    văn học thành những thực thể tự trị không có liên hệ gì với tiến trình văn học[2]. Xét


    đến cùng, tất cả mọi hoạt động nghiên cứu văn học đều phải lấy sự phát triển của đời


    sống văn học hiện tại làm điểm xuất phát và hướng tới. Trở lại với các nhà nghiên cứu


    lịch sử văn học ở Việt Nam, có thể lấy mốc 1986 làm thời điểm đánh dấu một sự đột


    biến của phân môn. Cùng với sự “cởi trói” về mặt tư tưởng, cùng với quá trình đổi


    mới tư duy của toàn xã hội, nhiều hiện tượng văn học quá khứ đã được đặt vấn đề lại,


    nhiều giá trị của văn học quá khứ một thời bị đánh giá phiến diện, bị “bỏ quên” đã


    được phục hồi lại vị trí xứng đáng trong văn học sử. Dễ nhận thấy là trong suốt năm


    cuối thập niên 80 và thập niên 90 của thế kỷ XX, những vấn đề mà chính giới nghiên


    cứu lịch sử văn học quan tâm chủ yếu liên quan đến sự phân kỳ văn học, các mốc


    thời gian để phân kỳ văn học và việc đánh giá lại một số “vùng đất bị lãng quên” của


    văn học sử. Đến những năm cuối của thế kỷ XX và trong những năm đầu của thế kỷ


    mới, cùng với sự khép lại của một thế kỷ, bắt đầu xuất hiện một yêu cầu của toàn xã


    hội là tổng kết lại một thế kỷ văn học và rộng hơn, viết lại lịch sử văn học. ở những


    trung tâm nghiên cứu văn học lớn của cả nước , nhiều dự án viết lại lịch sử văn học


    đang được triển khai và trong đó, có nhiều dự án đã nhận được một lượng kinh phí lớn


    của Chính phủ. Đáng chú ý là trong những năm gần đây, các ý kiến đặt vấn đề lại về


    phương pháp viết lịch sử văn học đã bắt đầu xuất hiện với một mật độ dầy đặc trên


    các tạp chí chuyên ngành của giới nghiên cứu văn học . Tạm đặt sang một bên sự


    đúng sai cũng như tính khả thi của từng ý kiến, có thể nhận thấy một nhu cầu có thực


    của toàn bộ giới nghiên cứu : tìm kiếm một cơ sở phương pháp luận mới cho nghiên


    cứu lịch sử văn học , xác lập một cái nhìn mới về lịch sử văn học. Bên cạnh đó, cũng


    có thể thấy, trong tổng thể khoa nghiên cứu văn học, đang xuất hiện những tiền đề lý


    thuyết hết sức thuận lợi cho nghiên cứu lịch sử văn học . Chúng tôi muốn nhấn mạnh


    những nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu trong việc giới thiệu những thành tựu của lý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...