Luận Văn Lý thuyết và thực trạng của biện pháp ngăn chặn Tạm giam trong Tố tụng hình sự.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế Tố tụng hình sự, biện pháp ngăn chặn Tạm giam có một vị trí đặc biệt quan trọng và nghiêm khắc trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, giải quyết các nhiệm vụ của Tố tụng hình sự nói riêng đồng thời gắn liền với việc hạn chế các quyền, lợi Ých hợp pháp của công dân, nhất là các quyền tự do cá nhân đã được ghi nhận và bảo đảm trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về lĩnh vực tạm giam.
    Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng khá phổ biến trong tố tụng hình sự. Do vậy vấn đề đặt ra là làm sáng tỏ bản chất pháp lý cũng như các quyết định của pháp luật về những biện pháp này, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quyết định về tạm giam, tạo cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
    Trong giới hạn của bài tập cá nhân cuối kỳ của mình Em xin đề cập một số vấn đề về Lý thuyết và thực trạng của biện pháp ngăn chặn Tạm giam trong Tố tụng hình sự.














    I. Lý thuyết về Tạm giam.
    1. Khái niệm Tạm giam.
    Biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đây là biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khác nhất theo đó người bị tạm giam sẽ bị đưa vào trại tạm gia, để quản lý theo một chế độ đặc biệt, cách ly với xã hội bên ngoài trong khoảng thời gian nhất định.
    Điều 88. Tạm giam:
    “1. tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp sau đây:
    a. Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
    b. bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội Ýt nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội.
    2. Đối với bị can, bị cáo là phù nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người đang mắc bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
    a. Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
    b. Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nh­ng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố xét xử;
    c. Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ nguy hại đến an ninh quốc gia.
    3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngáy nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoạn trả hồ sơ cho cơ quan điều tra sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
    4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo cho gia định người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết”.
    Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền tự do của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan điều tra, Viện lhiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, Ýt nghiêm trọng, mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc gây cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
    Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS được quy định trong BLTTHS do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khố khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng như khi cần bảo đảm thi hành án (Điều 88 BLTTHS).
    Khác với các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp tạm giam là ngăn chặn có tính nghiêm khắc nhất theo đó bị can, bị cáo sẽ bị hạn chế m,ột số quyền tự do và bị tạm giam, quản lý theo một chế độ đặc biệt, so với biện pháp tạm giữ thì biện pháp tạm giam có thời gian hạn chế quyền tự do của người bị áp dụng lâu hơn. Các chế độ tạm giam nghiêm khắc hơn so với chế độ đối với người bị tạm giữ. Biện pháp tạm giam cũng khác so với hình phạt vì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi Ých của người phạm tội, hoình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định.
    Việc áp dụng biện pháp tạm giam nhằm:
    Mục đích chung: ngăn chặn không để cho bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
    Mục đích riêng: việc áp dụng biện pháp tạm giam ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất định nhằm đảm bảo tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng.
    2. Đối tượng tạm giam.
    Được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng”.
    Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự ở điểm này là đối với đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam dựa trên cơ sở, tính chất, mưc độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà không cần chứng minh khả năng trốn tránh gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc khả năng tiếp tục phạm tội của họ.
    Quyết định trên tương đối đầy đủ và cần thiết vì tính chất nguy hiểm của tội phạm đã chứng tỏ tính nguy hiểm của người thực hiện tội phạm đó và khả năng trốn tránh trách nhiệm hình sự của họ.
    Điểm b khoản 1 Điều 88 quy định về điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam: “Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội Ýt nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố , xét xử hoặc tiếp tục phạm tội”.
    Căn cứ ở điểm này quy định đối tượng tạm giam là bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội Ýt nghiêm trọng trong đó điều kiện để xem xét quyết định biện pháp tạm giam là mức hình phạt tù với các tội đó là trên hai năm tù và điều kiện đủ là có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặt cản trở điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
    Để có cơ sở nhận định bị can, bị cáo sẽ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội phải nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề có liên quan đến việc hiện thực hoá khả năng này. Lý luận và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử đã rót ra được nhiều dấu hiệu cho phép dự báo khả năng bị can, bị cáo sẽ trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử. Thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta, khoản 2 Điều 88 BLTTHS quy định các trường hợp không được tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn trong một số trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều này:
    Để xác định bị can, bị cáo là người già yếu, người bị bệnh nặng, hiện nay nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luât hướng dẫn thực hiện như “Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000, hướng dẫn số 75, được chính xác hơn, tránh áp dụng nhầm lẫn đối tượng”
    Đối với bị cáo là ngưòi chưa thành niên bị áp dụng biện pháp tạm giam được quy định tại Điều 303 BLTTHS còn một số bất cập, theo quy định tại khoản 2 Điều 303 thì trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội Ýt nghiêm trọng do vô ý thì không thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ vì bất cứ lý do gì. Theo quy định của BLHS năm 1999 những điều luât quy định tội Ýt nghiêm trọng chiếm một tỉ lệ khá lớn, bên cạnh đó trong thực tiễn số người vị thành niên từ 16 tuổi đến 18 tuổi phạm tội ngày càng gia tăng. Các tội phạm mà các tội phạm mà các đối tượng này thực hiện thường là các tội phạm Ýt nghiêm trọng như các tội quy định tại khoản 1 Điều 104; khoản 1 Điều 245; khoản 1 Điều 138; khoản 1 Điều 140; khoản 1 Điều 248 tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 303 BLTTHS năm 2003 thì cơ quan có thẩm quyền không được tạm giam đối với những bị can, bị cáo thuộc các trường hợp trên. Thực tế các trường hợp bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội Ýt nghiêm trọng được tại ngoại đã bỏ trốn, nhiều lần, bị bắt theo lệnh truy nã khi cơ quan điều tra, trao đổi để áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ thì Viện kiểm sát không biết sử lý như thế nào, vì theo khoản 2 Điều 303 BLTTHS năm 2003 không có căn cứ để tạm giam đối với họ.
    Tuy nhiên trong thực tế có những đối tượng không phải là bị can, bị cáo nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp tạm giam nh­:
    - Người bị Toà án kết án phạt tù trước đó đang bị tạm giam nhưng đến ngày kết thúc phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, theo khoản 1 Điều 228, khoản 3 Điều 243 BLTTHS năm 2003.
    - Người bị Toà án kết án phạt tù trước đó không bị tạm giam nhưng xét thấy cần tạm giam họ để bảo đảm thi hành án khoản 2 Điều 228 BLTTHS năm 2003.
    - Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chờ thi hành án bỏ trốn bị bắt theo lệnh truy nã khoản 4 Điều 256 BLTTHS năm 2003.
    Các đối tượng trên đều có chung đặc điểm là người đã bị Toà án kết án phạt tù vì thế không tiếp tục gọi là bị can, bị cáo theo khoản 1 Điều 88 BLTTHS quy định không đầy đủ các đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam dẫn đến mâu thuẫn trong quy định tại Điều 88 với điều luật khác gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...