Lý thuyết và bài tập Hóa học đại cương

Thảo luận trong 'TRUNG HỌC PHỔ THÔNG' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 31/8/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/data/file/2013/thang08/31/Lythuyet-va-baitap-Hoa-dai-cuong.zip"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]
    LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
    BÀI TẬP CHƯƠNG 1
    Dạng 1: Nguyên tử - Phân tử
    1. Tính khối lượng phân tử của chất khí, biết rằng 800ml khí đo ở 170 và 780mmHg có khối lượng 2 g.
    2. Hãy xác định:
    a/ Trong 280 gam sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt ? Khối lượng của một nguyên tử sắt là bao nhiêu gam?
    b/ Có bao nhiêu mol phân tử nitơ trong 280g nitơ? Ở đktc, lượng nitơ trên chiếm thể tích là bao nhiêu lít?
    3. Trong 1 lit nước có bao nhiêu mol nước ? Bao nhiêu phân tử nước? Bao nhiêu nguyên tử hiđro? Bao nhiêu nguyên tử oxi? (D nước = 1 g/ml)
    4. Có bao nhiêu phân tử khí chứa trong 33,6l chất khí ở đktc? Cùng thể tích đó của cacbon đioxit ở đktc có khối lượng bằng bao nhiêu?
    Dạng 2: Xác định đương lượng của các chất trong từng phản ứng cụ thể
    a/ Đương lượng của từng nguyên tố
    5. Định đương lượng từng nguyên tố dưới đây trong các phản ứng
    a/ S + O[SUB]2[/SUB] → SO[SUB]2[/SUB]             [SUP]Đ[/SUP]S =?
    b/ Fe + Cl[SUB]2[/SUB] → FeCl[SUB]3[/SUB]         [SUP]Đ[/SUP]Fe =?
    c/ C + O[SUB]2[/SUB] → CO              [SUP]Đ[/SUP]C =?
    d/ C + O[SUB]2[/SUB] → CO[SUB]2[/SUB]             [SUP]Đ[/SUP]C =?
    b/ Đương lượng của hợp chất
    6. Định đương lượng từng axit, từng bazơ trong các phản ứng:
    a/ H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4[/SUB] + NaOH → NaH[SUB]2[/SUB]PO[SUB]4[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
    b/ H[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4[/SUB] + 3NaOH → Na[SUB]3[/SUB]PO[SUB]4[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB]O
    c/ 2HCl + Cu(OH)[SUB]2[/SUB] → CuCl[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O
    d/ HCl + Cu(OH)[SUB]2[/SUB] → Cu(OH)Cl + H[SUB]2[/SUB]O
    7. Định đương lượng các chất gạch dưới:
    a/ FeSO[SUB]4[/SUB] + BaCl[SUB]2[/SUB] → BaSO[SUB]4[/SUB] + FeCl[SUB]2[/SUB]
    b/ Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] + 6HCl → 2AlCl[SUB]3[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB]O
    c/ CO[SUB]2[/SUB] + NaOH → NaHCO[SUB]3[/SUB]
    d/ CO[SUB]2[/SUB] + 2NaOH → Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
    e/ Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] + 2NaOH → 2NaAlO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
    f/ KCr(SO[SUB]4[/SUB])[SUB]2[/SUB].12H[SUB]2[/SUB]O + 3KOH → Cr(OH)[SUB]3[/SUB] + 2K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + 12H[SUB]2[/SUB]O
    8. Định đương lượng các chất gạch dưới:
    a/ 2FeCl[SUB]3[/SUB] + SnCl[SUB]2[/SUB] → 2FeCl[SUB]2[/SUB] + SnCl[SUB]4[/SUB]
    b/ 2KMnO[SUB]4[/SUB] + 5HNO[SUB]2[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] → 2MnSO[SUB]4[/SUB] + K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + 5HNO[SUB]3[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB]O
    c/ K[SUB]2[/SUB]Cr[SUB]2[/SUB]O[SUB]7[/SUB] + 3H[SUB]2[/SUB]S + 4H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] → Cr[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB] + 3S↓ + K[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] + 7H[SUB]2[/SUB]O
    9. Định đương lượng KMnO[SUB]4[/SUB] trong từng quá trình bị khử thành:
    a/ MnSO[SUB]4[/SUB]                b/ MnO[SUB]2[/SUB]                c/ K[SUB]2[/SUB]MnO[SUB]4[/SUB]
    Dạng 3: Một số bài toán sử dụng định luật Đương lượng
    10. Một kim loại tạo với oxi hai oxit. Khi đun nóng 3 g mỗi oxit trong một luồng khí hiđro có dư, lượng nước lần lượt thu được là 0,679 g và 0,377 g.
    a/ Tính đương lượng của kim loại trong từng oxit
    b/ Định tên kim loại.
    11. Thiếc tạo được hai oxit, về khối lượng loại thứ nhất có 78,8% thiếc, loại thứ hai có 88,12% thiếc. Tính đương lượng và số oxi hóa của thiếc trong mỗi trường hợp, biết khối lượng nguyên tử thiếc là 118,7.
    12. 1,355 g một muối sắt clorua tác dụng vừa đủ 1,00 g NaOH. Tính đương lượng của muối sắt clorua, định công thức phân tử của nó.
    13. Tìm đương lượng của kim loại, biết rằng từ 2 g hiđroxit kim loại này có thể tạo thành 3,74gam muối sunfat kim loại.
     
Đang tải...