Tiểu Luận Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển TB

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Trang

    I/ Lời mở đầu 1

    II/ Nội dung chính 2

    A. Cơ sở lý luận 2

    1. Khái niệm chung về tư bản 2

    a. Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản 2

    b. Quá trình sản xuất ra GTTD 5

    c. Khái niệm tư bản 5

    2. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản 7

    a. Tuần hoàn tư bản ba hình thức vận động của tư bản 7

    b. Chu chuyển của tư bản 12

    B. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi chuyển 20

    1. Cơ chế thị trường 20

    2. Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường 21

    3. Sự hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường 24

    a. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 24

    b. Vấn đề về vốn ở doanh nghiệp nước ta hiện nay 30

    4. Thực trạng việc quản lý doanh nghiệp ở nước ta trong nền kinh tế thị trường 33

    5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp 36

    III/ Kết luận 38

    Tài liệu tham khảo 39

    I. LỜI MỞ ĐẦU

    Để hiểu thêm về tư bản chúng ta tìm hiểu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản. Lý thuyết này là lý thuyết vận động của tư bản. Tư bản luôn vận động qua 3 giai đoạn khác nhau và ở mỗi một giai đoạn đó thì nó thể hiện các chức năng và hình thức khác nhau. Quá trình vận động của tư bản là quá trình vận động không ngừng diễn ra thường xuyên và lặp đi lặp lại.

    Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản có ý nghĩa rất to lớn đối với việc quản lý doanh nghiệp của nước ta hiện nay. Chúng ta đi từ một cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý mới đó là cơ chế kinh tế thị trường, chúng ta không tránh khỏi những vướng mắc, những sai phạm. Do đó, chúng ta rất cần một cơ sở lý luận để định hướng. Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản rất cần thiết đối với vấn đề quản lý doanh nghiệp của nước ta hiện nay. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu nó thật kỹ, thật tốt để ứng dụng vào thực trạng của chúng ta.

    “Học thuyết của Máct tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta” cho đề án Kinh tế chính trị.

    Bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm em mong thầy và các bạn đóng góp sửa chữa.

    Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Long đã giúp đỡ em hoàn thành đề án.

    II. NỘI DUNG CHÍNH

    A/ Cơ sở lý luận

    1. Khái quát chung vể tư bản

    a. Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản.

    a.1) Công thức chung của tư bản

    Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

    Tiền tệ được biểu hiện ở hai dạng. Tiền với tư cách là tiền và tiền với tư cách là tư bản, lúc đầu hai dạng này chỉ khác nhau về hình thức lưu thông. Khi tiền biểu hiện dưới dạng tiền tệ thì nó dùng để mua hàng hoá, nó là phương tiện giản đơn của lưu thông hàng hoá và vận động theo công thức hàng - tiền - hàng (H - T - H) đó là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền tệ và tiền tệ lại chuyển thành hàng. Còn tiền ở dưới dạng tư bản thì vận động theo chuyển hoá ngược lại của hàng thành tiền. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là mang lại giá trị sử dụng, còn mục đích của lưu thông tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa đó là giá trị tăng thêm. Số tiền thu lại của quá trình lưu thông tiền tệ là lớn hơn số tiền ban đầu, số tiền lớn hơn đó gọi là giá trị thặng dư. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Công thức lưu thông của tiền tệ không còn là : (T - H - H) mà phải là (T - H - T), trong đó T = T + DT (T: là giá trị thặng dư, C.Mác gọi T - H - T là công thức chung của tư bản.

    a.2)Mâu thuẫn chung của tư bản.

    Khi đưa tiền vào lưu thông, số tiền trở về tay người chủ sau khi kết thúc quá trình lưu thông tăng thêm một giá trị là T. Vậy có phải do lưu thông đã làm tăng thêm lượng tiền đó hay không?

    Theo các nhà kinh tế học tư sản thì giá trị tăng thêm đó là do lưu thông tạo ra. Điều này không có căn cứ.

    Thật vậy, nếu hàng hoá trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị còn tổng số giá trị cũng như phần thuộc về mỗi bên trao đổi thì trước sau cũng không thay đổi. Về mặt giá trị sử dụng hai bên cùng có lợi còn về mặt giá trị thì cả hai bên cùng không có lợi. Như vậy trao đổi ngang giá thì không ai thu được lợi từ lưu thông một lượng giá trị lớn đã bỏ ra. Còn trong trường hợp trao đổi không ngang giá, thì người bán có hàng bán với giá cao hơn giá trị. Khi người bán được lời từ việc bán hàng một lượng giá trị thì người mua phải mất đi cũng một lượng giá trị như vậy. Khi người mua phải mất đi cũng một lượng giá trị như vậy. Khi người bán hàng với giá cả thấp hơn giá trị thì người bán phải mất đi một lượng giá trị có ngược lại người mua sẽ được lợi một lượng như vậy. ở đây cũng hình thành nên giá trị thặng dư. Nhưng ta thấy giá trị thặng dư ở đây là do thương nhân mua rẻ bán đắt mà có, điều này có thể giải thích được sự làm giàu của một bộ phận thương nhân chứ không giải thích được sự làm giàu của cả một giai cấp tư bản. Vì tổng giá trị trước và sau trao đổi là không thay đổi. Theo C.Mác giai cấp các nhà tư bản là không làm giàu trên lưng của giai cấp mình.

    Do đó dù khi trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Lưu thông hàng hoá không tạo ra giá trị thặng dư.

    Như vậy, liệu giá trị thặng dư có phát sinh ngoài lưu thông được không? Thực tế người sản xuất hàng hoá không thể biến tiền của mình thành tư bản nếu không tiếp xúc với lưu thông.

    “Vậy tư bản không thể xuất hiện tư lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Từ đó ta có kết luận.

    + Phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hoá làm cơ sở để giải thích sự chuyển hoá của tiền thành tư bản, tức là lấy việc trao đổi ngang giá làm điểm xuất phát.

    + Sự chuyển hoá người có thành nhà tư bản phải tiến hành trong phạm vi lưu thông và đồng thời lại không phải trong lưu thông.
     
Đang tải...