Tiểu Luận Lý thuyết trò chơi và góc nhìn mới về cạnh tranh ở Việt Nam ( 2013 )

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Mở đầu 3
    I.Tổng quan về lý thuyết trò chơi 4
    1.Khái niệm “Lý thuyết trò chơi” 4
    2.Lịch sử hình thành và phát triển của lý thuyết trò chơi 4
    3.Các loại lý thuyết trò chơi. 5
    II, Cạnh tranh và góc nhìn mới về cạnh tranh. 6
    1.Cạnh tranh 6
    2. Góc nhìn mới về cạnh tranh 9
    III, Ứng dụng của cạnh tranh mới ở Việt Nam. 17
    1.Tình hình và xu hướng cạnh tranh ở nước ta. 17
    2. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. 19
    Kết luận 22
    Các nguồn trích dẫn: 23

    Mở đầu
    Trong kinh doanh,cạnh tranh là một điều không thể tránh khỏi giữa những người tham gia. Một câu nói truyền thống nổi tiếng mà bất cứ một doanh nhân, người kinh doanh nào cũng biết, đó là: “Thương trường trường như chiến trường ”. Điều đó có nghĩa trong kinh doanh một doanh nhân phải biết tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ, đưa ra những chiến lược sáng tạo hơn, thông minh hơn nhằm mở rộng thị phần, kiểm soát thị trường, thu hút thật nhiều khách hàng hay nói ngắn gọn là phải đánh bại mọi đối thủ và biến thị trường thành của mình.Tuy nhiên ngày nay quan điểm đó đã có nhiều thay đổi.Những nhà kinh doanh đã có góc nhìn mới về cạnh tranh.Đó không còn là một cuộc chiến giữa các đối thủ cạnh tranh mà kết quả phải có người thắng, kẻ thua. Cạnh tranh theo góc nhìn mới phải đi liền với cả sự hợp tác (kể cả với đối thủ kinh doanh), thành công của một người không có nghĩa là những người khác phải thất bại, mà có thể có nhiều người cùng thắng. Và một trong những công cụ hữu hiệu nhất được áp dụng để hiện thực hoá góc nhìn mới này là lý thuyết trò chơi. Lý thuyết trò chơi đã có sự phát triển lớn từ trước và sau chiến tranh lạnh và vào thời điểm năm 1994, ứng dụng lý thuyết trò chơi ở Mỹ đạt quy mô lớn chưa từng thấy. Hàng tỷ đô-la giá trị bán công nghệ truyền sóng được thực hiện nhờ những phương pháp đấu thầu được thiết kế bởi các lý thuyết gia về trò chơi. Tạp chí Economist nhấn mạnh: “ Đối với các doanh nghiệp muốn chạm tay vào dải băng sóng, cách đặt cược tốt nhất là đi tìm và thuê cho mình một chuyên gia giỏi về lý thuyết trò chơi.” Ngày nay, lý thuyết trò chơi được áp dụng rộng khắp, từ việc lập chiến lược đàm phán cho đến chiến lược cạnh tranh, quảng cáo, sàng lọc khách hàng và thiết lập các thể chế thúc đẩy sự phối hợp sức mạnh thị trường giữa những doanh nghiệp.
    Vậy, nội dung của lý thuyết trò chơi bao gồm những gì? Việc áp dụng lý thuyết trò chơi theo góc nhìn mới về cạnh tranh đã tạo ra khác biệt gì với quan niệm cạnh tranh cũ? Nên áp dụng lý thuyết trò chơi vào cạnh tranh ở Việt Nam ra sao để có được hiệu quả tốt nhất? Đây là những câu hỏi rất hay và quan trọng, cần được nghiên cứu và trả lời. Và tất cả chúng đều được bao hàm trong đề tài thuyết trò chơi góc nhìn mới về cạnh tranh. Đó là lí do chúng em chọn đề tài này để trình bày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...