Chuyên Đề Lý thuyết thống kê và chỉ tiêu tổng hợp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ THUYẾT THỐNG KÊ VÀ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP

    A. LÝ THUYẾT THỐNG KÊ
    1. Hoạt động thống kê nhà nước (Official Statistical Operation) là điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin phản ánh bản chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể do tổ chức thống kê nhà nước tiến hành.
    2. Chỉ tiêu thống kê (Statistical indicator) là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
    Mỗi chỉ tiêu thống kê đều gắn với một đơn vị đo lường và phương pháp tính cụ thể. Ví dụ: tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế năm 2002 là 535762 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt cả nước năm 2002 là 36,9 triệu tấn, .
    - Theo nội dung phản ánh, có chỉ tiêu khối lượng và chỉ tiêu chất lượng:
    ã Chỉ tiêu khối lượng phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu;
    ã Chỉ tiêu chất lượng phản ánh các đặc điểm về mặt chất của hiện tượng nghiên cứu.
    Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai loại chỉ tiêu trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối.
    - Theo hình thức biểu hiện, có chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị:
    ã Chỉ tiêu hiện vật biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên. Ví dụ: số lượng máy móc tính bằng cái, sản lượng lương thực tính bằng tấn, . hoặc đơn vị đo lường quy ước như: vải tính bằng mét, nước mắm tính bằng lít,v.v .
    ã Chỉ tiêu giá trị biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ Đồng Việt Nam, ngoài ra còn được tính bằng ngoại tệ như Đô la Mỹ, Euro, . Ví dụ: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu tiêu thụ sản phẩm được tính bằng Đồng Việt Nam (nghìn đồng, triệu đồng, .); kim ngạch xuất, nhập khẩu được tính bằng đôla Mỹ.
    - Theo đặc điểm về thời gian, có chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời kỳ:
    ã Chỉ tiêu thời điểm phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm. Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu không phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu.
    ã Chỉ tiêu thời kỳ phản ánh quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy, quy mô của hiện tượng nghiên cứu phụ thuộc vào độ dài thời gian nghiên cứu.
    3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê (System of statistical indicators) là tập hợp những chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh bản chất của lĩnh vực nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
    Trong thống kê kinh tế - xã hội có nhiều loại hệ thống chỉ tiêu thống kê: hệ thống chỉ tiêu thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực và hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia hoặc chung cho nhiều lĩnh vực, v.v . Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia chung cho nhiều lĩnh vực là hệ thống chỉ tiêu có phạm vi rộng, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước hoặc về các mặt sản xuất vật chất, dịch vụ, đời sống văn hóa, xã hội.
    4. Báo cáo thống kê (Statistical report) là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Báo cáo thống kê bao gồm:
    ã Các quy định về thẩm quyền lập và ban hành biểu mẫu báo cáo;
    ã Các quy định về biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo, bao gồm: mục đích, ý nghĩa, khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính các chỉ tiêu báo cáo, danh mục các loại chỉ tiêu ghi trongbáo cáo;
    ã Các quy định về việc thực hiện chế độ báo cáo, đơn vị báo cáo, thời hạn báo cáo, đơn vị nhận báo cáo, .
    Theo cấp độ thực hiện, báo cáo thống kê được chia thành báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp:
    ã Báo cáo thống kê cơ sở là loại báo cáo do các đơn vị cơ sở (doanh nghiệp nhà nước có hạch toán độc lập, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, .) lập từ số liệu ghi chép ban đầu theo hệ thống biểu mẫu thống nhất và báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cơ quan thống kê nhà nước (quy định trong chế độ báo cáo);
    ã Báo cáo thống kê tổng hợp là loại báo cáo do các đơn vị thống kê các cấp (Phòng thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thống kê các Bộ, ngành và thống kê các Sở, ban ngành của tỉnh, thành phố) lập từ số liệu đã được tổng hợp qua chế độ báo cáo thống kê cơ sở, từ kết quả các cuộc điều tra thống kê hoặc từ các nguồn thông tin khác theo hệ thống biểu tổng hợp thống nhất để phục vụ cho yêu cầu quản lý từng cấp và tổng hợp số liệu thống kê ở cấp cao hơn (quy định trong chế độ báo cáo).
    5. Điều tra thống kê (Statistical survey)là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra.
    Điều tra thống kê có thể tiến hành trong phạm vi cả nước hoặc trong phạm vi từng địa phương, có thể là điều tra toàn bộ hoặc điều tra không toàn bộ.
    Điều tra toàn bộ tiến hành thu thập thông tin ở tất cả các đơn vị của tổng thể điều tra. Điều tra không toàn bộ chỉ tiến hành thu thập số liệu ở một số đơn vị trong tổng thể điều tra.
    Nội dung của điều tra thống kê đề cập đến một hoặc nhiều chủ đề. Cách tiếp cận tài liệu ban đầu trong điều tra có thể là đăng ký trực tiếp, phỏng vấn hoặc dựa vào các tài liệu đã được ghi chép sẵn.
    6. Tổng điều tra (Census) là loại điều tra toàn bộ có quy mô lớn, tiến hành trên phạm vi cả nước và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như tổng điều tra dân số và nhà ở, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp. Nội dung tổng điều tra bao gồm các chỉ tiêu thống kê quan trọng nhất mang tính chất chiến lược phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội tầm vĩ mô.
    7. Điều tra chọn mẫu (Sample survey) là loại điều tra không toàn bộ, trong đó chỉ chọn ra một số đơn vị (gọi là đơn vị mẫu) theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính đại diện cho tổng thể chung để điều tra. Thông tin thu được từ điều tra chọn mẫu dùng để tính và suy rộng cho tổng thể chung.
    Điều tra chọn mẫu có những ưu điểm cơ bản sau:
    ã Tiến hành nhanh gọn, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê;
    ã Tiết kiệm nhân lực và kinh phí trong quá trình điều tra;
    ã Có điều kiện mở rộng nội dung điều tra, kết quả điều tra phản ánh được nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho nghiên cứu chuyên sâu đối tượng điều tra;
    ã Giảm sai số phi chọn mẫu (sai số do cân, đong, đo, đếm, khai báo, ghi chép, v.v .).
    Điều tra chọn mẫu được vận dụng trong các trường hợp sau đây:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...