Tiểu Luận Lý thuyết thống kê : Khảo sát mức độ yêu thích nhạc Cách mạng Việt Nam của giới trẻ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 9/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    : MỞ ĐẦU

    I/ LÍ DO CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI:

    Kể từ thời kì đổi mới văn hóa Việt Nam nói chung và âm nhạc nói riêng đã bị chi phối, tác động bởi nền kinh tế thị trường. Tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính định hướng dần bị phai mờ nhường chỗ cho âm nhạc giải trí.
    Thói quen nghe nhạc của giới trẻ hiện nay đang có xu hướng nghe theo trào lưu, theo mốt và thiếu chọn lọc .không mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Thực trạng này khiến cho những nhà quản lý hoạt động văn hoá nhiều quan tâm, lo lắng.
    Giới trẻ ngày nay thường tụ tập và nghe những ca khúc nước ngoài trên một nền tiết tấu sôi động của rock, rap, hiphop . mà rất ít người biết họ nói gì trong bài hát đó.
    Đó là chưa kể đến các quán bar với loại âm nhạc cực kỳ kích động khiến người ta phải nhún nhảy theo, dù cả đời chưa từng học khiêu vũ. Còn lại, số ít quán mở nhạc trữ tình, nhạc tiền chiến hoặc thính phòng, thì hầu như chỉ có giới trung niên đến chuyện trò, còn lại giới trẻ đếm được trên đầu ngón tay.
    Đến xem chương trình "Hát với nhau", chương trình "Hát karaoke" hàng tuần tại các tụ điểm của các trung tâm VHTT, chúng ta cũng rất hiếm khi được nghe các ca khúc "đi cùng năm tháng" hoặc những bài ca "truyền thống", mà chỉ quanh đi quẩn lại những bài hát đang "top ten" trên thị trường băng đĩa của những ca sĩ "ăn khách". Họ cập nhật những bài hát mới với nội dung cũng không khá hơn là mấy.
    Và do vậy, giới trẻ ngày nay tiếp xúc nhạc một cách bị động, họ nghe nhạc theo thị trường mà thực sự không nhận ra được mục đích nghe nhạc của mình là gì. Họ nghe nhạc từ nhu cầu bắt chước, muốn chứng tỏ sành điệu thông qua phim ảnh quốc tế, từ sự bất ổn tâm - sinh lý của tuổi mới lớn muốn phản kháng, vượt trội hơn người, muốn khác người, "không đụng hàng".
    II/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
    - Khảo sát mức độ yêu thích nhạc Cách mạng Việt Nam của giới trẻ từ đó tìm ra nguyên nhân vì sao giới trẻ lại xa rời nhạc cách mạng.
    - Đề xuất 1 số giải pháp nhằm cái thiện thị trường nhạc cách mạng cách mạng. tăng sức canh tranh với các dòng nhạc khác.
    III/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI:
    - Qua những con số thống kê và việc tìm ra nguyên nhân tại sao giới trẻ hiện nay lại xa rời nhạc cách mạng sẽ giúp cho các nhà quản lí, ban tuyên giáo , các cơ quan thuộc bộ văn hóa thông tin thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những biện pháp tích cực, những phản ứng kịp thời để có thể khôi phục lại chỗ đứng của nó trong lòng khán giả nói chung và giới trẻ nói riêng. Đặc biệt là hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đang khuyến khích ''dân ta phải biết sử ta'', nghe nhạc cách mạng cũng là một hình thức để ôn lại lịch sử dân tộc.
    IV/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
    - Đối tượng nghiên cứu: nguyên nhân tại sao giới trẻ hiện nay có tầm tuổi từ 16 đến 30 tuổi lại xa rời nhạc cách mạng.
    -Phạm vi nghiên cứu: những bạn trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh.
    -Thời gian thực hiện đề tài : đề tài được thực hiện vào tháng 12 năm 2009.
    V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    Đề tài được thực hiện thông qua 2 phương pháp sau:
    1/ Phương pháp định tính:
    - Đề ra mô hình nghiên cứu, hình thành các thang đo trong đề tài.
    - Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu.
    - Điều tra thí điểm 15 bảng câu hỏi nhằm điều tra sự tương thích của bảng câu hỏi với mục tiêu của đề tài.
    2/ Phương pháp định lượng:
    - Thực hiện điều tra không toàn bộ
    + Số lượng mẫu : 80 người
    + Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện. Các bạn trẻ có thể tiếp cận tại các trường THPT, đại học, tại các quán café
    - Phân tích dữ liệu : Sử dụng các kĩ thuật phân tích sau:
    + Thống kê mô tả: Mô tả sơ bộ đặc điểm của mẫu.
    +Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo.
    + Phân tích cụm: Phân chia các quan sát trong mẫu thành những nhóm tiềm năng.
    + Phân tích nhân tố
    + Phân tích hệ số tương quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...