Tiểu Luận Lý thuyết thăng giáng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Lí do chọn đề tài

    Vật lý thống kê là một ngành trong vật lý lý thuyết, áp dụng các phương pháp thống kê để giải quyết các bài toán liên quan đến các hệ chứa một số rất lớn những phần tử, có số bậc tự do cao đến mức không thể giải chính xác bằng cách theo dõi từng phần tử, mà phải giả thiết các phần tử có tính hỗn loạn và tuân theo các quy luật thống kê.
    Một trong các vấn đề của vật lý thống kê là ký thuyết thăng giáng. Khi hệ nằm trong trạng thái cân bằng, trên thực tế, các đại lượng vật lý bất kỳ F(x) không phải là không đổi mà liên tục biến đổi ở gần giá trị trung bình F của nó. Trong các phần nhỏ của một hệ thức bất kỳ, hoặc là sau một khoảng thời gian nhỏ, do chuyển động của hạt vi mô của các hạt, có xảy ra biến thiên tự phát của các thông số vĩ mô. Các độ lêch ngẫu nhiên tồn tại trong hệ một cách liên tục này của các đại lượng vật lý so với trị số trung bình được gọi là các thăng giáng.
    Người đầu tiên nghiên cứu vấn đề thăng giáng là Albert Einstein khi ông nghiên cứu hiệu ứng kích thước nguyên tử hữu hạn tác động đến hiện tượng tán xạ vào năm 1903 và 1904. Và sau đó ông đưa ra lý thuyết về chuyển động Brown. Đây là bài báo đầu tiên về vật lý thống kê.
    Việc tìm xác suất xuất hiện một trị số tuyệt đối nào đó của thăng giáng là một trong các vấn đề cơ bản của lý thuyết thăng giáng. Dựa vào thăng giáng người ta giải thích được nhiều hiện tượng vật lý như: tán xạ của ánh sáng, sự xuất hiện của các dòng không đều trong các mạch có suất điện động. Các thăng giáng đã đặt giới hạn cho độ nhạy của máy đo khác nhau
    Nhằm mục đích hiểu rõ hơn về những vấn đề trên nên em chọn đề tài “Lý thuyết thăng giáng”.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài này nghiên cứu nhằm hệ thống lại một số kiến thức về lý thuyết thăng giáng và ứng dụng vào giải một số bài tập liên quan.
    1.3. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành tiểu luận này cần phải sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và vận dụng các kiến thức để tính toán triển khai công thức và giải các bài tập cụ thể.
    1.4. Giới hạn đề tài
    Đề tài nghiên cứu một số vấn đề của lý thuyết thăng giáng về định nghĩa, thăng giáng thống kê ở hệ cân bằng, các phương pháp xác định thăng giáng, một số úng dụng và một số bài tập điển hình.
    1.5. Bố cục đề tài
    Tiểu luận chia làm 3 phần
    Phần mở đầu nêu rõ lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và giới hạn đề tài.
    Phần thứ hai là phần nội dung chính của đề tài.
    Phần thứ ba là kết luận và tài liệu tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...