Thạc Sĩ Lý thuyết tài chính tiện tệ: Thị trường hối đoái

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
    THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
    MỤC LỤC

    Giới thiệu 1
    I. Thị trường hối đoái 2
    1. Khái niệm thị trường hối đoái 2
    2. Đặc điểm của Thị trường hối đoái 2
    3. Vai trò của TTHĐ 2
    II. Tỷ giá hối đoái 2
    III. Tỷ giá hối đoái trong dài hạn 3
    1. Luật một giá 3
    2. Lý thuyết ngang bằng sức mua 3
    3. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn 4
    3.1 Mức giá tương đối 4
    3.2 Hàng rào thương mại 5
    3.3 Sở thích về hàng nội và hàng ngoại 5
    3.4 Năng suất: 5
    IV. Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn 5
    1. Tỷ giá hối đoái ngắn hạn 5
    2. So sánh lợi tức dự kiến của tiền gửi trong nước và tiền gửi nước ngoài 6
    3. Điều kiện ngang bằng sức mua 6
    4. Trạng thái cân bằng trên thị trường hối đoái 7
    V. Lý giải những thay đổi trong tỷ giá hối đoái 8
    1. Sự dịch chuyển của đường lợi tức dự kiến cho tiền gửi nước ngoài 8
    2. Sự dịch chuyển của đường lợi tức dự kiến cho tiền gửi trong nước 9
    Kết luận 11
    GIỚI THIỆU
    Cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng sâu sắc và rộng lớn là xu hướng mở rộng các quan hệ kinh tế tài chính đa phương, nhiều chiều giữa các quốc gia và làm tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc được. Các quan hệ này đã làm cho hệ thống tỷ giá hối đoái thay đổi một cách sôi động.
    Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế gắn chặt với những biến động kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ và mỗi giai đoạn phát triển. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc gia. Nó vừa là nguyên nhân đồng thời là kết quả của nhiều nhân tố khác nhau trong nền kinh tế. Sự hoạt động có hiệu quả của các biện pháp, chính sách kinh tế sẽ có tác dụng điều hoà và làm lành mạnh tỷ giá hối đoái. Ngược lại, tỷ giá hối đoái lại kích thích và hoàn thiện các biện pháp, các chính sách giúp cho guồng máy kinh tế hoạt động một cách có hiệu quả và đạt được tốc độ phát triển mong muốn.
    Mọi biến động trên các thị trường tài chính quốc tế luôn luôn được các quốc gia theo dõi một cách sát sao nhằm tránh những tác động tiêu cực của những thay đổi trên thị trường tài chính thông qua hệ thống tỷ giá. Song không phải quốc gia nào cũng đạt được hiệu quả mong muốn bởi tỷ giá là vấn đề hết sức phức tạp, nó có quan hệ với các yếu tố bên ngoài quốc gia và sự tương tác của các quá trình, các chính sách kinh tế tài chính tiền tệ của mỗi nước.
    Nhận thức một cách đúng đắn và chính xác để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế một tỷ giá hối đoái phù hợp nhằm biến nó như một công cụ quản lý nền kinh tế một cách tích cực là yêu cầu của các quốc gia.
    Để có thể hiểu biết thêm về tỷ giá hối đoái, về những ảnh hưởng của nó đến thị trường, đến nền kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ xem xét một số khái niệm liên quan đến tỷ giá hối đoái, cách xác định tỷ giá hối đoái và các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...