Tiểu Luận Lý thuyết tài chính tiền tệ - nợ công ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯỜNG I: LÝ LUẬN CHUNG . 3
    1. Nợ công 3
    1.1 Khái niệm 3
    1.2. Phân loại . 5
    1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công . 6
    1.4. Các hình thức vay nợ và công cụ vay nợ công 7
    1.5. Quản lý nợ công . 8
    2. Khủng hoảng nợ công . 9
    2.1. Khủng hoảng nợ công là gì? . 9
    2.2. Đặc điểm của khủng hoảng nợ công 11
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG 11
    1. Thực trạng nợ công ở một số nước trên thế giới 11
    1.1. Khủng hoảng nợ công . 11
    1.2. Nguyên nhân khủng hoảng và hậu quả 14
    2. Thực trạng nợ công ở Việt Nam . 15
    2.1. Tình hình sử dụng nợ công 17
    2.2. Tình hình trả nợ công . 18
    2.3. Đánh giá, phân tích tình hình nợ công ở Việt Nam 18
    2.3.2. Cơ cấu nợ 18
    2.3.3. Hiệu quả sử dụng các khoản nợ công 20
    3 Giải pháp và định hướng cho nợ công của Việt Nam . 21
    KẾT LUẬN 25
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 26
    LỜI MỞ ĐẦU
    ----------------------------
    Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện cả về lượng và
    chất , kéo theo đó là xu thế tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu, tăng
    cường hợp tác hóa, chuyên môn hóa và phân công lao động như hiện nay, toàn cầu hóa
    với những thế mạnh của nó đang là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng
    cần được quan tâm và đề cao ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Không
    chỉ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung trên phạm vi toàn cầu, mở ra
    nhiều cơ hội và hướng đi sáng lạn cho các thành phần kinh tế cá biệt, thúc đẩy phát
    huy nội lực và ngoại lực một cách có hiệu quả, quá trình “san phẳng thế giới” này
    đã thực sự trở thành “một sức mạnh mới” định hình lại thế giới trong khoảng thời
    gian trở lại đây.
    Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, toàn cầu hóa cũng tiềm ẩn không
    ít rủi ro, khi mà dưới tác động mạnh mẽ của nó, một biến cố xảy đến với quốc gia này
    có thể là nguyên nhân làm lung lay pháo đài kinh tế của quốc gia khác trong mối quan
    hệ tác động qua lại giữa chúng. Một trong những biểu hiện rõ nét và đặc trưng nhất của
    mặt hạn chế này, ta không thể không kể tới sức công phá và lan tỏa dữ dội của các cuộc
    khủng hoảng kinh tế thế giới – một tất yếu khách quan gây nhiễu động kinh tế toàn cầu.
    Nếu như năm 2008 đánh dấu một mốc đen tối trong lịch sử kinh tế của hầu khắp
    các quốc gia trên thế giới với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng xuất phát từ
    “bong bóng thị trường bất động sản Mỹ” thì sang đến cuối năm 2009, hệ thống kinh tế
    toàn cầu lại một lần nữa chao đảo trước nguy cơ công phá mạnh mẽ của khủng hoảng
    nợ công châu Âu. Bùng nổ trước tiên ở Hy Lạp, hiệu ứng domino của khủng hoảng nợ
    công nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia trong khối cộng đồng chung EU, tiếp đến
    là các nền kinh tế lớn nhỏ khác nhau trên thế giới, báo hiệu nguy cơ trở thành vấn nạn
    nhức nhối trong thời gian kéo dài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...