Tài liệu Lý thuyết nhóm lợi ích và định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đầu thế kỷXXI, cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng bắt đầu từ Mỹ sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu do conngười gây ra đã bộc lộ những yếu điểm cơ bản về thể chế và mô hình tổ chức xã hội của chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) hiện đại. Có ý kiến cho rằng phải chăng mô hình nhà nước tư bản dựa trên cơ chế thị trường là cội nguồn của các vấn nạn này. Cũng cần nhớ lại rằng sự kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) tan vỡ và một số nhà nước XHCN kiểu Liên Xô sụp đổ cuối thế kỷ XX phản ánh mô hình nhà nước dân chủ dựa trên chế độ công hữu đơn thuần không phải là giải pháp hữu hiệu để thay thế cơ chế thị trường trong điều kiện hiện nay.


    Nhiều nước trên thế giới kể cả các công nghiệp phát triển (CNPT) như Mỹ, Nhật Bản, Đức trong thời gian qua cũng không tránh khỏi phải điều chỉnh mạnh mẽ về mô hình phát triển. Tuy nhiên các cuộc tranh luận giữa các đảng phái chính trị cho thấy nhiều chính quyền kế tiếp nhau vẫn chưa thoát khỏi những lúng túng cơ bản về định hướng phát triển tại các nước này. Vai trò của những nhóm quyền lực vì lợi ích cục bộ hoặc vai trò của số đông dân chúng theo cảm tính tâm lý có thể chi phối định hướng mô hình phát triển trong từng giai đoạn của mỗi nước. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo là sự điều chỉnh ấy không rơi vào chiều hướng cực đoan có hại cho lợi ích lâu dài của dân tộc. Một câu hỏi lớn đặt ra cho mọi quốc gia là mô hình nào có thể đảm bảo sự phát triển bền vững trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Câu hỏi này không thể trả lời bằng những giải pháp cụ thể mà phải bằng một lý thuyết đủ mạnh để có thể lý giải căn nguyên của vấn đề.


    Nhiều học giả đồng ý rằng lợi ích chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, nhưng cũng chính những lợi ích cực đoan đã dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho các cá nhân khác hoặc cho cả nhân loại. Điều kiện gì cho phép một cá nhân hoặc một nhóm có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và làm thế nào để hạn chế mặt tiêu cực và khuyến khích mặt tích cực của mỗi cá nhân hoặc nhóm? Năng lực đóng góp và khả năng gây hại của mỗi cá nhân hoặc nhóm cá nhân có liên hệ mật thiết với điều kiện môi trường thể chế và đây chính là mục tiêu nghiên cứu của lý thuyết Nhóm lợi ích.


    Lý thuyết Nhóm lợi ích đang được một số nhà kinh tế thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và bước đầu áp dụng vào việc phân tích, giải thích xu thế biến động về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số quốc gia trên thế giới trong thời gian gần đây. Bài

    viết này phân tính những điều chỉnh về mô hình kinh tế trong vài thập kỷ qua tại một số nước trên thế giới với những nhân tố tác động theo quan điểm “lý thuyết nhóm lợi ích” và rút ra một số kết luận ngụ ý chính sách cho định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.


    Bài viết này gồm 11 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...