Tài liệu Lý thuyết MM trong định giá thương hiệu

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý thuyết MM trong định giá thương hiệu
    Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích Tài chính Bài 13
    Niên khoá 2007-08


    LÝ THUYẾT M&M VỀ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY


    1. CÁC GIẢĐỊNH VÀ MỆNH ĐỀ CỦA LÝ THUYẾT M&M


    Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn của công ty được Modigliani và Miller đưa ra từ năm
    1958. Đến nay đã gần nửa thế kỹ trôi qua nhưng nhiều thế hệ sinh viên vẫn bở ngỡ và
    tỏ ra rất khó hiểu khi bàn về lý thuyết M&M. Vì lẽđó, phần này tóm tắt các giảđịnh
    và mệnh đề quan trọng của lý thuyết M&M nhằm giúp cho bạn dễ dàng hơn khi tiếp
    cận với lý thuyết M&M, trước khi đi sâu vào chi tiết. Lý thuyết M&M dựa trên những
    giảđịnh quan trọng sau đây:


    - Giảđịnh về thuế
    - Giảđịnh về chi phí giao dịch
    - Giảđịnh về chi phí khốn khó tài chính
    - Giảđịnh về thị trường hoàn hảo.


    Về nội dung, lý thuyết M&M được phát biểu thành hai mệnh đề quan trọng. Mệnh đế
    thứ nhất (I) nói về giá trị công ty. Mệnh đề thứ hai (II) nói về chi phí sử dụng vốn.
    Các mệnh đền này lần lượt sẽđược xem xét trong hai trường hợp ứng với hai giảđịnh
    chính: có thuế và không có thuế.


    2. LÝ THUYẾT M&M TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ THUẾ


    Đây là trường hợp đơn giản nhất khi xem xét lý thuyết M&M. Trong trường hợp này
    tất cả các giảđịnh của M&M đều được tuân thủ nhằm đơn giản hóa vấn đề cần nghiên
    cứu. Các giảđịnh đầy đủ của lý thuyết M&M bao gồm:


    - Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
    - Không có chi phí giao dịch
    - Không có chi phí phá sản và chi phí khó khăn tài chính
    - Cá nhân và công ty đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau
    - Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo.


    Với những giảđịnh như trên, nội dung của lý thuyết M&M được phát biểu thành hai
    mệnh đề như sắp được trình bày dưới đây.


    2.1 Mệnh đề I – Giá trị công ty


    Trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ (V ) b ằng giá trị của công ty
    L


    không có vay nợ (V ), ngh ĩa là V = V . Mệnh đề này có thể phát biểu theo cách khác
    U U L


    là trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ và không vay nợ là như
    nhau, do đó, cơ cấu nợ/vốn (D/E) không có ảnh hưởng gì đến giá trị công ty. Vì vậy,
    không có cơ cấu vốn nào là tối ưu và công ty cũng không thể nào tăng giá trị bằng
    cách thay đổi cơ cấu vốn.


    Nguyễn Minh Kiều 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...