Chuyên Đề Lý thuyết làn sóng trong nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa thăng long - hà hội

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 25/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ THUYẾT LÀN SÓNG TRONG NGHIÊN CỨU
    NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA THĂNG LONG - HÀ HỘI

    TS. Trịnh Cẩm Lan *
    1. Lý thuyết làn sóng là gì?
    Lý thuyết làn sóng (Wave theory) hay Mô hình làn sóng (Wave model) là một lý thuyết về sự biến đổi ngôn ngữ, trong đó, những hình thức mới của một ngôn ngữ lan truyền từ một điểm trung tâm ra các vùng ngoại vi trong trạng thái sôi động ở trung tâm và yếu dần ở ngoại vi. Mô hình này thường được so sánh với hình ảnh được tạo ra khi ta ném một hòn đá xuống mặt nước.
    Lý thuyết làn sóng được xem là do các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Truyền bá luận (diffussionism) châu Âu nêu ra từ cuối thế kỷ XIX. Những người đầu tiên đề cập đến lý thuyết này là hai nhà nghiên cứu người Đức Johannes Schmidt và Hugo Schuchardt vào năm 1872 [SUP][1][/SUP]. Các nhà truyền bá luận cũng như hai nhà nghiên cứu là tác giả của lý thuyết làn sóng đều chủ trương rằng, mọi sự biến đổi và cách tân ngôn ngữ (cũng như trong văn hóa) bao giờ cũng xuất phát từ một nơi rồi lan truyền ra các vùng khác và chính sự lan truyền ấy đã tạo nên một động lực của sự phát triển ngôn ngữ (hay văn hóa).
    Liên quan đến lý thuyết làn sóng là một số các khái niệm, các mô hình lý thuyết khác, không chỉ trong nghiên cứu ngôn ngữ, mà rộng hơn, cả trong và trước hết là trong nghiên cứu văn hóa. Các nhà nghiên cứu văn hóa nhân chủng học phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu XX nhắc đến các khái niệm như sự thiên di, sự lan tỏa, sự loang ra của văn hóa. Đó là sự truyền bá các hiện tượng văn hóa thông qua những cuộc tiếp xúc giữa các dân tộc, các bộ lạc bằng buôn bán, di dân và thậm chí bằng xâm lược. Cũng có một số học giả gọi lý thuyết truyền bá luận trong nghiên cứu văn hóa là lý thuyết về các vùng văn hóa hay các khu vực văn hóa[SUP][2][/SUP]. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học cũng nhắc đến hàng loạt các khái niệm phát sinh trên cơ sở lý thuyết này như sự truyền bá, sự lan tỏa, sự khuyếch tán của các yếu tố ngôn ngữ chủ yếu thông qua tiếp xúc và di dân. Một trong những hệ luận nổi tiếng của Truyền bá luận là lý thuyết Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hóa (và không loại trừ cả trong ngôn ngữ) do các nhà nhân học Xô Viết đưa ra qua công trình “Trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu văn hóa từ sau các phát kiến địa lý” vào cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Từ thực tế hình thành và phát triển của các nền văn minh lớn trên thế giới như văn minh Đông Á mà Trung Hoa là trung tâm, văn minh Nam Á mà Ấn Độ là trung tâm các tác giả Nga Xô Viết đã phát hiện ra quy luật về sự lan truyền các yếu tố văn hóa từ trung tâm theo mô hình làn sóng, cũng như sự tác động qua lại giữa trung tâm và ngoại vi trong các khu vực văn hóa [SUP][3][/SUP]. Kết quả đó đã mở ra nhiều khả năng ứng dụng để giải thích không chỉ các quy luật văn hóa mà cả các quy luật ngôn ngữ trong các nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ học hiện đại sau này. Liên quan trực tiếp đến lý thuyết làn sóng, lý thuyết trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu ngôn ngữ là một khái niệm tương ứng trong ngôn ngữ học, đó là khái niệm và lý thuyết về các khu vực ngôn ngữ, những khu vực được tạo ra do những làn sóng ngôn ngữ với trung tâm và ngoại vi của nó. Các khu vực ngôn ngữ thường được nhắc đến nhiều là khu vực ngôn ngữ Đông Á, khu vực ngôn ngữ Ấn Độ, khu vực ngôn ngữ Ban Căng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...