Tiểu Luận Lý thuyết hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Lý thuyết hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại
    I. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thương mại

    1. Ngân hàng thương mại
    Ở việt nam hiện nay, theo pháp lệnh Ngân hàng, HTX Tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 định nghĩa: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

    2. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
    Ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đó là:
    Một: Ngân hànglà cầu nối giữa tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư.
    Hai: Hoạt động Ngân hàng góp phần làm giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả đồng vốn.
    Ba: Hoạt động Ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của vốn đầu tư, dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ.
    Bốn: Hoạt động Ngân hàng góp phần chống lạm phát.

    II. Tín dụng ngân hàng

    1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
    Tiền thân của hoạt động ngân hàng hiện nay xuất phát từ ngân hàng thợ vàng- nơi nhận giữ, bảo quản hộ sau đó dần dần thu hút vàng của người gửi và đem cho vay để hưởng chênh lệch giữa lãi nhận của người vay và lãi trả cho người gửi. Ngoài ra, nếu hai người có quan hệ mua bán cùng gửi vàng tại một ngân hàng thợ vàng thì anh ta sẽ thanh toán số lượng vàng của hai người trên cho nhau. Như vậy ngân hàng thương mại đã ra đời trên cơ sở đó với 3 nghiệp vụ chính là: nhận tiền gửi, cho vay và làm trung gian thanh toán.
    Tín dụng ngân hàng chính là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và các tổ chức kinh tế cũng như các cá nhân khác theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
    Thông qua quan hệ tín dụng, ngân hàng có khả năng chuyển các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển một cách đa dạng nhằm thoả mãn mọi nhu cầu vốn của các tổ chức kinh tế do đó nhu cầu vốn của nền kinh tế được đáp ứng một cách linh hoạt, kịp thời và đầy đủ nhất. Đây là điều kiện không thể thiếu để phát triển một nền kinh tế năng động.

    2. Tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân
    a. Ngân hàng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và là công cụ chủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngành, các vùng kinh tế kém phát triển. Để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán mà còn phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi sử dụng nguyên vật liệu mới Những hoạt động này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp. Giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp tìm đến ngân hàng xin vay vốn để thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình. Thông qua ngiệp vụ tín dụng, ngân hàng cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Từ đó các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất một cách thích hợp, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhà nước sẽ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian dài, mức vốn lớn để phát triển một nền kinh tế vững chắc.
    b. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng.
    Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Điều đó buộc các ngân hàng thương mại càng phải thực hiện đúng nguyên tắc đi vay để cho vay. Thông qua chức năng phân phối lại vốn theo nguyên tắc có hoàn trả của tín dụng, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi được đưa vào luân chuyển và sử dụng hợp lý trong quá trình sản xuất, các nguồn lực của nền kinh tế được đưa vào vận động và di chuyển đến những nơi mà chúng có thể sử dụng hiệu quả hơn. Khi khối lượng sản xuất tăng lên, nhu cầu về vốn theo đó cũng tăng lên và nhu cầu đó được thoả mãn một phần qua các hình thức tín dụng.
    c. Tín dụng Ngân hàng là một công cụ để Nhà nước tiến hành điều hoà, lưu thông tiền tệ và từ đó điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
    Ngân hàng bằng các nghiệp vụ của mình có thể huy động vốn hoặc cung cấp vốn cho nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế nên có thể điều hoà lượng tiền tệ trong lưu thông góp phần thực hiện chính sách tài chính quốc gia. Hơn nữa ngân hàng với các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng góp phần ổn định lưu thông tiền tệ. Nhà nước cũng sử dụng chính sách tín dụng như một đòn bảy kinh tế quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển thực hiện kiểm soát và phân công kinh tế, điều chỉnh sự phát triển và cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế quôc dân.

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN

    I. Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại 1
    1. Ngân hàng thương mại 1
    2. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 1

    II. Tín dụng ngân hàng 1
    1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 1
    2. Tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân 2
    3. Mở rộng hiệu quả tín dụng ngân hàng 5

    III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng 9
    1. Các nhân tố về phía ngân hàng 9
    2. Các nhân tố về phía khách hàng 13
    3. Các nhân tố khách quan khác 14
     
Đang tải...