Tài liệu Lý thuyết Dow - nền tảng của phân tích kĩ thuật

Thảo luận trong 'Đầu Tư - Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Saga Communication


    Lý thuyết Dow - nền tảng của phân tích kĩ thuật


    Lý thuyết Dow là cơ sởđầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường. Mặc dù nó thường bị
    coi là trễ so với thị trường và bị những người chống đối dựa vào đó để chỉ trích nhưng nó vẫn
    được đông đảo những người có quan tâm đến và tôn trọng. Rất nhiều người, dù ít hay nhiều có sử
    dụng lý thuyết này cho việc đề ra cho riêng mình một quan điểm đầu tưđều không nhận ra một
    điều là bản chất của Lý thuyết Dow là hoàn toàn mang “tính kỹ thuật”.


    Cơ sởđể xây dựng cũng nhưđối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của
    bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ
    sở của Phân tích cơ bản là các thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


    Trong những ghi chép của người đầu tiên đề ra lý thuyết này, ông Charles. H. Dow, có rất nhiều
    điều chứng tỏ rằng tác giả không hề nghĩ lý thuyết của mình sẽ trở thành một công cụ dùng cho dự
    báo thị trường chứng khoán hay thậm chí nó đã trở thành một hướng dẫn chung cho các nhà đầu
    tư. Những ghi chép ấy chỉ nói lên rằng ông muốn lý thuyết của mình thành một thước đo biến động
    chung của thị trường. Dow thành lập công ty “Dịch vụ thông tin tài chính Dow-Jones” và được mọi
    người biết đến với việc tìm ra chỉ số bình quân thị trường chứng khoán. Những nguyên lý căn bản
    của học thuyết (ngày nay được đặt theo tên ông) đã được ông phác thảo ra trong một bài nghiên
    cứu mà ông viết cho “Tạp Chí Phố Wall”. Sau khi Dow chết, năm 1902, người kế tục ông làm biên
    tập cho tờ nhật báo, William. P. Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này, sau 27 năm
    nghiến cứu và viết các bài báo, ông đã tổ chức và câu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.


    Tìm hiểu về lý thuyết của Dow, trước tiên ta phải nghiên cứu đến chỉ số trung bình của thị trường.
    Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống, tuy nhiên một số cổ
    phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu khác cho dù là chỉ
    trong vài ngày hoặc vài tuần. Thực tế cho thấy khi thị trường lên giá thì giá của một số chứng
    khoán tăng nhanh hơn những chứng khoán khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng
    khoán giảm giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh
    rằng hầu như tất cả các chứng khoán đều dao động theo cùng một xu thế chung.


    Cùng với những cố gắng nghiên cứu của mình, Charles Dow là người đã đưa ra khái niệm về “chỉ
    số giá bình quân” nhằm phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường. Hai
    loại chỉ số bình quân Dow-Jones được hình thành vào năm 1897 và vẫn còn cho đến cho đến
    ngày nay được Dow tìm ra và áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế chung của thị
    trường. Một trong hai loại chỉ sốấy là chỉ số của 20 công ty hỏa xa, loại còn lại gọi là chỉ số công
    nghiệp thuộc các ngành khác bao gồm 12 công ty mạnh nhất vào thời kỳđó. Con số này tăng lên
    20 công ty vào năm 1916 và đến 1928 là 30 công ty.


    Khi nghiên cứu lý thuyết Dow có 12 nguyên lý quan trọng sau:


    1. Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ hành động của Chúa).


    Bởi vì nó phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà đầu tư, gồm cả
    những người có kinh nghiệm dựđoán thị trường giỏi nhất, có những thông tin tốt nhất về xu


    Kinh Doanh Là Văn Minh Trang 1


    www.saga.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...