Chuyên Đề Lý thuyết đánh đổi hay lý thuyết trật tự phân hạng đang quyết định hành vi tài trợ của các doanh ngh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Lý do chọn đề tài
    Nghiên cứu về cấu trúc vốn cũng như các quyết định tài trợ từ lâu đã là một chủ
    đề thú vị và cũng gây nhiều tranh cãi của các nhà khoa học trên thế giới. Các ý kiến bất
    đồng cũng như các lý thuyết giải thích cho hành vi tài trợ của các doanh nghiệp lần
    lượt được nêu ra và kiểm định tại các thị trường khác nhau trên thế giới. Điều này đã
    gây nên một sự tò mò và thích thú cho tất cả các sinh viên quan tâm về lĩnh vực tài
    chính như chúng tôi. Trong quá trình học tập và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
    tài chính nói chung và các hoạt động tài trợ của các công ty nói riêng, tác giả nhận thấy
    các bài nghiên cứu trước đây thực hiện tại thị trường Việt Nam chỉ nhằm khảo sát xem
    các nhân tố nào đang ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nhưng chưa có
    các bài nghiên cứu kiểm định thực nghiệm về lý thuyết kinh tế nào đang ảnh hưởng
    đến hành vi tài trợ của các giám đốc tài chính. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài
    Lý thuyết đánh đổi hay lý thuyết trật tự phân hạng đang quyết định hành vi tài trợ của
    các doanh nghiệp Việt Nam?
    ” nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà chính tên đề tài đã đặt ra.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Bài nghiên cứu tập trung làm rõ hành vi tài trợ của các công ty phi tài chính
    niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006
    - 2011, qua đó nhằm làm rõ ba vấn đề lớn:
    Thứ nhất là tìm hiểu các nhân tố chính ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các
    doanh nghiệp hiện nay như thế nào. Qua từng nhân tố đó, chúng ta sẽ có cái nhìn gián
    tiếp về lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi ảnh hưởng như thế nào lên
    hành vi tài trợ của các doanh nghiệp.




    ii
    Thứ hai, chúng ta sẽ kiểm định xem hành vi tài trợ của các doanh nghiệp Việt
    Nam đang được quyết định bởi lý thuyết đánh đổi hay lý thuyết trật tự phân hạng. Đây
    cũng là vấn đề quan trọng nhất của bài nghiên cứu.
    Cuối cùng, bài nghiên cứu mở rộng thêm hai mô hình; mô hình thứ nhất nhằm
    giải thích cách mà các giám đốc tài chính phản ứng lại với tình trạng thặng dư hoặc
    thâm hụt tài chính của công ty. Mô hình thứ hai nhằm xem xét hành vi điều chỉnh đòn
    bẩy tài chính khi nó cao hơn đòn bẩy mục tiêu và khi thấp hơn đòn bẩy mục tiêu có
    giống nhau hay không.
    Phương pháp nghiên cứu
    Dữ liệu trong bài nghiên cứu là kiểu dữ liệu bảng (panel data) - các biến được
    quan sát theo các đơn vị chéo và theo thời gian, do đó đòi hỏi phải sử dụng các hướng
    tiếp cận khác nhau để xử lý kiểu dữ liệu này. Đầu tiên là phương pháp hồi quy gộp
    (Pooled OLS) với giả định các hệ số trong mô hình không thay đổi theo thời gian và
    các đơn vị chéo (các công ty). Cách tiếp cận này khá đơn giản và dễ hiểu nhưng
    thường gặp phải một số hạn chế như hiện tượng tự tương quan. Do đó, tác giả tiếp tục
    sử dụng các hướng tiếp cận tác động cố định (fixed effects) hoặc tác động ngẫu nhiên
    (random effects) để khắc phục các nhược điểm trên. Với các mô hình xử lý dữ liệu
    bảng khác nhau, bài nghiên cứu hy vọng sẽ tìm ra mô hình hiệu quả nhất để qua đó
    thấy được những ý nghĩa kinh tế từ trong các mô hình. Các phương pháp tiếp cận dữ
    liệu bảng được xử lý bởi phần mềm Eview 6.
    Nội dung nghiên cứu
    Bài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
    Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài;
    Chương 2: Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây;
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, dữ liệu và mô hình;




    iii
    Chương 4: Các giả thuyết và các kết quả nghiên cứu
    Chương 5: Kết luận
    Đóng góp của đề tài
    Bài nghiên cứu hy vọng sẽ mang lại một cái nhìn rõ ràng và cụ thể về hành vi tài
    trợ cũng như quá trình hoạch định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện
    nay. Qua đó, tác giả cũng mong muốn các kết quả nghiên cứu sẽ mang lại những kinh
    nghiệm quý giá cho các doanh nghiệp đang xây dựng cho mình cấu trúc vốn tối ưu
    hoặc đang đứng trước các quyết định tài trợ quan trọng. Bài nghiên cứu cũng đưa ra
    một số đề xuất nhằm gửi gắm đến các nhà quản lý để tạo thêm các điều kiện thuận lợi
    cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.
    Hướng phát triển của đề tài
    Đề tài này chỉ tập trung khảo sát các công ty phi tài chính niêm yết tại sàn
    chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, do đó các nghiên cứu sau có thể phát triển các
    mô hình trong bài bằng cách mở rộng mẫu với các công ty tại sàn giao dịch chứng
    khoán Hà Nội hoặc các công ty chưa niêm yết. Ngoài ra, việc nghiên cứu các quyết
    định tài trợ dành cho các công ty tài chính cũng là một đề tài nghiên cứu thú vị. Thêm
    vào đó, chúng ta có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu không những tại Việt Nam mà
    cho cả các quốc gia trong cùng khu vực để có phép so sánh và rút ra những kinh
    nghiệm từ các nước bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...