Tài liệu Lý-thuyết dân-chủ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ-THUYẾT DÂN-CHỦ

    I- NHỮNG MẦM MỐNG CỦA TƯ-TƯỞNG DÂN-CHỦ TRONG XÃ-HỘI CỔ THỜI.

    Trong xã-hội cổ-thời, tư-tưởng chánh-trị đặt nền tảng trên lý-thuyết thần-quyền. Theo lý-thuyết này, võ trụ do Thượng-Đế là một đứng toàn thiện, toàn năng tạo nên. Người do Thượng-Đế sanh ra, lại được Thượng-Đế ban cho một linh-hồn tinh túy nên đứng đầu vạn-vật. Nhưng được hưởng đặc-ân, tất phải có nhiệm-vụ. Muốn xứng đáng với địa-vị tôn-quí của mình, người phải luôn luôn sống theo lề luật Thượng-Đế.

    Lề luật này khác nhau vô-cùng theo các dân-tộc, nhưng lòng tin tưởng của họ có một điểm chung là những kẻ không chịu khép mình vào những qui-tắc mà Thượng-Đế nêu ra cho người không sao tránh khỏi sự trừng-phạt. Mà trong sự trừng-phạt, Thượng-Đế không phải chỉ nhắm vào kẻ phạm tội mà thôi. Nhiều khi, cả xã-hội trong đó kẻ phạm tội sống cũng phải chịu vạ lây. Với một quan-niệm như thế, người cổ-thời tất nhiên có một thái-độ khắc-nghiệt, cố-chấp không những đối với những vấn-đề công-cộng mà còn đối với những hành-động hoàn-toàn cá-nhơn nữa.

    Một mặt khác, những người cầm-quyền thường được cho là những kẻ đại-diện Thượng-Đế ở trần gian. Đối với người, Thượng-Đế có oai-quyền tuyệt-đối như thế nào thì những kẻ đại-diện Ngài để thi-hành mạng lịnh Ngài cũng phải có oai-quyền tuyệt-đối như thế ấy đối với dân-chúng.

    Vì những lý lẽ trên này, xã-hội cổ-thời thường có tánh-cách chuyên-chế. Nếu các phần tử khác nhau trong quốc-gia có hưởng được một phần tự-do nào thì đó chỉ là vì nhà cầm-quyền bên trên không đủ phương tiện chế-ngự họ như ý muốn mà thôi. Bởi đó, xã-hội ngày trước có xu-hướng tiến về hình-thể độc-tài.

    Những chế-độ quân-chủ tuyển-cử mà người Trung-Hoa gọi một cách văn vẻ là chế-độ truyền-hiền lần lần biến thành những chế-độ quân-chủ truyền-tử, những chế-độ phong-kiến thì trở nên chế-độ quân-chủ tập-trung. Có nhiều nước khi mới được thành-lập thì theo chế-độ cộng-hòa mà về sau lại hóa ra đế-quốc.

    Do đó, chế-độ chánh-trị thạnh-hành nhứt trong xã-hội cổ-thời là chế-độ quân-chủ chuyên-chánh. Trong chế-độ này, tất cả quyền-chánh trong một nước đều nằm trong tay một nhà vua – quốc-vương hay hoàng-đế – vâng mạng Trời mà cai-trị dân. Nhà vua đã nhận được thiên-mạng rồi thì trọn quyền điều- khiển việc nước theo ý mình. Oai-quyền của vua có thể bảo là vô-hạn vậy.
    Nhưng muốn nắm giữ được quyền-chánh, nhà vua phải có lực-lượng trong tay. Lực-lượng này do đâu mà ra? Trước hết, nó dựa vào những bộ-hạ của nhà vua, tức là đám quan-lại và quân-sĩ trung-thành với cá-nhơn, với dòng họ nhà vua.

    Tuy thế, thiếu sự ủng-hộ của dân-chúng, không chánh-quyền nào có thể đứng vững được lâu dài, nhứt là khi có sự xâm-lược từ ngoài đưa đến. Ngay bên trong nước, nếu dân-chúng cùng đứng lên chống lại nhà vua, nhà vua củng khó lòng đàn-áp. Vua Kiệt nhà Hạ cho rằng mình là mặt trời cần cho sự sống của muôn dân. Nhưng ông bạo-ngược quá, khiến cho dân hết sức cơ-cực. Họ thán oán, hát lên rằng: “Mặt trời kia, bao giờ thì mày tắt, để chúng tao cùng chết với mày?”. Dân đã thù hằn đến mực đó thì không còn oai-lực nào trên thế-giới có thể giữ được ngai vàng cho nhà vua nữa.

    Bởi đó, các chánh-khách sáng suốt đời xưa đều nhận rằng sự ủng-hộ của dân-chúng rất cần. Và muốn cho chánh-quyền mình vững chắc, nhà vua phải thỏa-mãn dân-chúng một phần nào, hay ít nhứt cũng không xử tệ-ngược với họ đến nỗi họ bất-bình mà chống chọi lại mình. Ngoài sự khôn ngoan chánh-trị trên này, lại còn một xu-hướng đạo-đức thêm vào khiến cho các chánh-khách nêu ra nhiều ý-tưởng binh-vực dân-chúng và chủ-trương bảo-vệ quyền-lợi những kẻ bị bạc-đãi, xem mọi người như nhau.

    Người Do-thái ngày xưa rất tin tưởng nơi sức mạnh của dư-luận, và cho rằng dư-luận có thể ảnh-hưởng đến nền quân-chủ. Những tư-tưởng gia của họ không ngần ngại mà công-kích những nhà cầm-quyền. Các nhà tiên tri của họ thường nhiệt-liệt bài-xích các hành-vi bạo-ngược của vua họ.

    Ở đô-thị Nhã-điển (Athènes) thuộc đất Hy-lạp, ban đầu quyền chánh-trị nằm trọn trong tay những nhà quí-tộc. Đến thế-kỷ thứ 7 trước công-nguyên, hai bên quí-tộc và thường-dân xung-đột lẫn nhau, ông Solon phải cải-lương chế-độ chánh-trị, cho phép những người dân có tiền của tham-dự việc công. Chế-độ này lần lần mở rộng ra cho tất cả dân đô-thị, khi Thượng và Hạ Nghị-viện được chánh-thức thiết- lập. Đến thế-kỷ thứ 5 trước công-nguyên thì chế-độ dân-chủ Nhã-điển đã phát-triển đến mực cao nhứt của nó.

    Đô-thị La-mã trước kia cũng phải trải qua những cuộc xung-đột nhau giữa quí-tộc và thường-dân. Đầu thế-kỷ thứ 3 trước công-nguyên, thường-dân được quyền giữ mọi chức-vụ trong nước y như quí-tộc. Điều này đưa La-mã đến một thể-chế cộng-hòa trong đó, theo một câu ngạn-ngữ, “tiếng dân được xem là tiếng của Trời”.

    Người Trung-Hoa vốn đã có tư-tưởng dân-bản từ lâu. Đời thượng-cổ đã phát-sanh thuyết cho rằng nhà vua cai-trị dân là do mạng Trời, song nếu nhà vua làm quấy thì mạng Trời ấy có thể mất đi được. Thêm nữa, Nho-giáo dạy rằng Trời với người đồng một thể cho nên hễ dân muốn thế nào thì Trời cũng muốn thế ấy. Thiên Thái-thệ trong kinh Thư có chép rằng: “ Trời thương dân, dân muốn điều gì, Trời cũng theo” (Thiên căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tất tùng chi), lại chép: “Trời trông thấy do dân ta trông thấy, Trời nghe thấy do dân ta nghe thấy” (Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...