Tiểu Luận Lý Thuyết Của Pháp Về Chủ Nghĩa Đế Quốc Tại Việt Nam Trước Năm 1914

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đế Quốc Pháp không còn nữa; nhưng trong quảng đời sống của nó trong ba thế kỷ, nó
    đã hai lần đạt tới kích thước và tầm quan trọng thứ nhì, chỉ thua một đế quốc khác trên
    thế giới. Trong suốt quãng đời của Đế Quốc, nước Pháp được cai trị bởi hai triều đại
    quân chủ, hai nhà độc tài dòng họ Bonaparte, và năm nền cộng hòa. Song trong lịch sử
    lâu dài và biến đổi của nó, một chủ đề đã được lập lại nhiều lần: chủ đề “đồng hóa.”
    Người Pháp chưa bao giờ hoàn toàn chắc chắn về ý nghĩa của nó. Nó khiến chúng ta
    suy nghĩ về cả điều mà người Pháp gọi là sứ mệnh khai hóa của của họ (mission
    civilisatrice) -- sự truyền bá văn hóa và tôn giáo Pháp tại những vùng đất trên thế giới vì
    kém may mắn không phải là nước Pháp -- lẫn một sự tin tưởng rằng mọi khu vực của
    thế giới trên đó có lá cờ Pháp tung bay phải là các bộ phận của một quốc gia Pháp với
    một chính quyền và một khuôn khổ luật pháp duy nhất.
    Khía cạnh tôn giáo và văn hóa của chủ trương đồng hóa đã có một lịch sử tương đối
    liên tục. Sự phát biểu rõ ràng đầu tiên của nó có thể tìm thấy trong các chỉ dụ năm 1635
    và 1645 tuyên bố rằng dân bản địa của những lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Pháp,
    một khi đã được cải sang đạo Công Giáo La Mã, sẽ được xem là “các công dân và
    người Pháp tự nhiên.(1) Trong thực tế, Herbert Luethy, trong cuộc nghiên cứu sưu tầm
    của ông về quá khứ và hiện tại nước Pháp có nhan đề France Against Herself (Nước
    Pháp Chống Lại Chính Mình), đã lập luận với nhiều sự hợp lý rằng ý niệm đồng hóa có
    thể được đẩy lùi ít nhất về thời Trung Cổ, khi mà sắc dân Norman đặc biệt loan truyền
    văn hóa Pháp sang các nhiều khu vực khác chẳng hạn như Anh Quốc, miền nam Ý Đại
    Lợi, và vùng Thánh Địa (Holy Land). Trong suốt lịch sử nước Pháp, Luethy viết, đã có
    “một sự tin tưởng vô cùng trầm tĩnh và ngây thơ nơi tính chất bất khả hủy diệt trong con
    người và tinh thần của một dân tộc vốn không bao giờ nhắm tới một sự hợp nhất “chủng
    2
    tộc”, mà đến sự hợp nhất văn hóa có khả năng đồng hóa mọi thành phần của nền văn
    minh nhân loại.” (2) Và bởi người Pháp đã có sự tự tín văn hóa này, sự đồng hóa là con
    đường hai chiều. Đúng y như trong thời Trung Cổ, các triết gia kinh viện tại Đại Học
    Paris đã hỗn hợp thành công các thành tố của tư tưởng Hy Lạp, Ả Rập và Do Thái với
    thần học Thiên Chúa Giáo trung cổ, nhờ thế trong thời hiện đại các thành tố của văn
    hóa Á Châu và Phi Châu đã thích nghi một cách thành công vào nghệ thuật và văn
    chương Pháp.
    Khía cạnh chính trị của sự đồng hóa được phát biểu một cách rời rạc hơn. Sự biểu lộ rõ
    ràng nhất của nó được tìm thấy trong những năm khởi đầu nhiều hy vọng của từng mỗi
    một nền cộng hòa trong bốn nền cộng hoa đầu tiên. Thí dụ trong Hiến Pháp Năm Thứ III
    (1795), có phát biểu rằng “các thuộc địa Pháp, tại mọi phần đất trên thế giới, tạo thành
    một phần hợp nhất của cộng hòa Pháp, và tuân hành theo cùng các luật lệ hiến
    định”(3). Cùng khái niệm này đã được phát biểu hai thế kỷ sau đó tại Hội Nghị
    Brazzaville năm 1944 của Đế Quốc Tự Do Pháp, trong đó, ông Pleven, Ủy Viên phụ
    trách Các Thuộc Địa của tướng de Gaulle, đã tuyên bố rằng “trong nước Pháp thuộc đia
    rộng lớn hơn, không có các dân tộc để giải phóng hay sự kỳ thị chủng tộc để bãi bỏ
    Có những người dân mà chúng tôi có ý định hướng dẫn từng bước tiến đến nhân phẩm,
    và những người dân trưởng thành nhất trong họ sẽ được cấp quyền tự đo chính trị,
    nhưng họ không ước muốn một sự độc lập nào ngoài sự độc lập của nước Pháp.”(4)
    Ngay lúc cả giấc mơ đồng hóa lẫn chính Đế Quốc Pháp đang sụp đổ, sử gia và cựu
    viên chức thuộc địa Hubert Deschamps còn có thể viết về sự đồng hóa chính trị rằng
    “nó phản ảnh tính khí của người Pháp, có tính cách phổ quát, và tập trung, trong tình
    yêu mến sự vĩ đại của tổ quốc của mình Nghị Viện hiện thời của chúng ta, với thành
    phần bao gồm mọi chủng tộc và mọi màu da, xuất hiện như một sự toàn vẹn hợp lý của
    chính sách thực dân Pháp; nó biểu lộ tính chất của một dân tộc mà, xuyên qua nguồn
    gốc và sự cổ điển của nó, đã duy trì được ý nghĩa và khát vọng của sự hợp nhất nhân
    loại.” (5).
    Song bài viết này xác định rằng ý niệm của Pháp về sự đồng hóa phần lớn là một huyền
    thoại. Nó đã là một huyền thoại một phần vì về mặt lịch sử nước Pháp đã không thực
    hiện được đúng theo lý tưởng đã tuyên bố của họ. Nó cũng là một huyền thoại theo một
    nghĩa rông hơn của từ ngữ này. Chủ thuyết đồng hóa đã là một sự trình bày quá đơn
    giản nhưng hãy còn giá trị về sứ mệnh mà người Pháp xuyên qua nhiều thế kỷ rao
    truyền khắp thế giới và đem lại cho nó các phép lành của tôn giáo Pháp, văn hóa Pháp,
    và (dưới bốn nền cộng hòa đầu tiên của nó) thông điệp về sự tự do, bình đẳng và bác
    ái. Huyền thoại đồng hóa đã có một sự diễn đạt bi thảm thời hiện đại trong số phận của
    Georges Bidault [Bộ Trưởng Ngoại Giao và đai diên nước Pháp trong hội nghi về Đông
    Dương tại Geneva năm 1954, đã chia đôi Việt Nam khi đó, chú của người dịch], một
    trong ít nhân vật xuất sắc hàng đầu lãnh đạo Đệ Tứ Cộng Hòa, là kẻ đã trở thành một
    người lưu vong vô quốc gia hơn là tự hòa giải mình với sự tan biến của giấc mơ đế
    quốc Pháp.
    Kinh nghiệm Pháp tại Đông Dương mang lại một sự tiêu biểu cho sự khác biệt giữa lý
    thuyết và sự thực hành chủ nghĩa đế quốc Pháp.
    3
    Sự quan tâm của Pháp tại khu vực giờ đây [bài này được ấn hành trong năm 1967, chú
    của người dịch] bao gồm Bắc và Nam Việt Nam, Cam Bốt và Lào có nhật kỳ khởi đầu
    hồi hậu bán thế kỷ thứ mười bẩy. Các giáo sĩ ngưòi Pháp đã bắt đầu đến nơi đó hồi
    thập niên 1660, được gửi sang bởi Hội Truyền Giáo Hải Ngoại mới được thành lập.
    Trong năm 1664, một số công cuộc thương mại đã khởi sự trong vùng bởi Công Ty
    Đông Ấn của Pháp. Hội truyền giáo và công ty mậu dịch đã hợp tác với nhau trong việc
    tìm cách thiết lập ảnh hưởng của Pháp trong khu vực. Bởi vì cả các giáo sĩ Bồ Đào Nha
    và dòng Tên đều được cấp các quyền truyền giáo từ trước tại Đông Dương, các giáo sĩ
    người Pháp thường hoạt động tại đó với tư cách nhà mậu dịch bán thời gian cho Công
    Ty Đông Ấn Độ. Sự quan tâm của chính phủ Pháp tại khu vực không bao giờ mạnh mẽ,
    và khi sự tuyên xác thành lập đế quốc tại Ấn Độ và Gia Nã Đại đã kết thúc với Hòa Ước
    Paris năm 1763, các hoạt động của Pháp tại Đông Dương, ngoại trừ của các giáo sĩ và
    một số ít các kẻ phiêu lưu tư nhân, đều đã được đình chỉ. Các thượng thư của hoàng
    gia phác họa các kế hoạch cho các cuộc viễn chinh của Pháp sang bờ biển Việt Nam
    trong năm 1769 và sau này trong năm 1775, nhưng phần lớn bởi có sự lãnh đạm và
    thiếu tiền tại triều đình, nên không dự án nào được tiến hành ra gì cả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...