Luận Văn Lý thuyết của Hirschman về cơ chế phản hồi trong nền kinh tế thị trường và một số hàm ý cho việc phá

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    h=1]Lý thuyết của Hirschman về cơ chế phản hồi trong nền kinh tế thị trường và một số hàm ý cho việc phát triển dịch vụ công ở Việt NamTóm tắt. Trong tác phẩm “Từ bỏ, kiến nghị và trung thành: Phản ứng trước sự suy thoái của các công ty, tổ chức và nhà nước,” Albert O. Hirschman (1970) đã chỉ ra rằng, trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng đứng trước hai lựa chọn khi chất lượng hàng hóa và dịch vụ của công ty mà mình đang sử dụng giảm sút: tẩy chay hoặc tiếp tục sử dụng sản phẩm song sẽ kiến nghị và chỉ trích về vấn đề chất lượng. Giữa hai hành vi đó, sự “trung thành,” được vun đúc qua vốn xã hội là yếu tố quan trọng giúp khách hàng gắn bó với công ty và giúp công ty nhận ra và sửa chữa thiếu sót. Trong trường hợp Việt Nam, bài viết cho rằng có thể nâng cao chất lượng dịch vụ công ở Việt Nam thông qua: Một là đẩy mạnh xã hội hóa các ngành dịch vụ không nhất thiết phải duy trì sự độc quyền nhà nước. Hai là phát triển các tổ chức và hiệp hội người sử dụng dịch vụ để khai thác cơ chế “kiến nghị và chỉ trích” từ phía khách hàng trong các ngành dịch vụ cần phải duy trì độc quyền nhà nước. Ba là nâng cao mức vốn xã hội, từ đó thúc đẩy ý thức trách nhiệm của người dân
    hơn đối với chất lượng của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam.


    1. Mở đầu
    Các công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường cần một cơ chế phản hồi để có thể phát hiện ra và khắc phục những sai sót của mình. Theo các lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, không một công ty nào trên thị trường tự do cạnh tranh được quyền mắc sai lầm: một khi chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty này giảm sút, người tiêu dùng sẽ nhận thấy tức thời và chuyển sang sử dụng hàng hóa,
    dịch vụ của công ty khác. Kết quả là công ty đang đà suy yếu sẽ khó có thể tồn tại. Các quan điểm về thị trường tự do thậm chí cũng không nói nhiều đến khả năng một công ty suy yếu có thể phục hồi vì cho rằng thị phần và nguồn tài nguyên của công ty này sẽ được các công ty khác, đang hoạt động lành mạnh, chiếm hữu và sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
    Tuy nhiên, thực tế không luôn diễn ra như vậy. Trong tác phẩm “Từ bỏ, kiến nghị và trung thành: Phản ứng trước sự suy thoái của các công ty, tổ chức và nhà nước,” (Exit, Voice, and Loyalty: Responses to Decline in Firms, Organizations, and States), Albert O.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...