Tiến Sĩ Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN ii
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . . 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án . 3
    1.2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án 3
    1.2.2. Nội dung nghiên cứu 4
    1.2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4
    1.3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu 6
    1.4. Đóng góp của luận án. 7
    1.5. Kết cấu của luận án 7
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
    2.1. Tổng quan các nghiên cứu . 8
    2.1.1. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam 8
    2.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại các nước . 10
    2.2. Tổng quan về ngân hàng thương mại . 12
    2.2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại . 12
    2.2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại . 13
    2.3. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành và năng lực cạnh tranh . 14
    2.3.1. Cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh ngành . 14
    2.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh . 23
    2.3.3. Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân
    hàng thương mại . 30
    2.3.4. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cấu trúc cạnh tranh ngành và năng
    lực cạnh tranh . 35
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC CẠNH TRANH NGÀNH
    NGÂN HÀNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN
    HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 51
    3.1. Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam 52
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng 52
    3.1.2. Đặc điểm của hệ thống ngân hàng sau năm 2007 - 2008 . 55
    3.2. Những hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 61
    3.2.1. Cơ chế và thể chế còn nhiều hạn chế . 62
    3.2.2. Chất lượng dịch vụ chưa đủ mạnh . 62
    3.2.3. Năng lực quản trị và công nghệ còn nhiều hạn chế . 63
    3.2.4. Trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng chưa cao . 64
    3.2.5. Năng lực cạnh tranh còn yếu 64
    3.3. Thực trạng cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng Việt Nam. 65
    3.3.1. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại: 65
    3.3.2. Mối đe dọa của những người gia nhập tiềm năng 67
    3.3.3. Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế: . 68
    3.3.4. Sức mạnh người mua . 69
    3.3.5. Sức mạnh của người cung ứng . 70
    3.4. Cấu trúc ngành ngân hàng và năng lực cạnh tranh của các ngân
    hàng thương mại 71
    3.4.1. Ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng thương mại 72
    3.4.2. Cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng và hiệu quả kỹ thuật 98
    CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 109
    4.1. Nhóm kiến nghị đối với Chính phủ và ngân hàng Nhà nước . 109
    4.1.1. Giải pháp từ Chính Phủ 109
    4.1.2. Giải pháp từ Ngân hàng Nhà nước . 115
    4.2. Nhóm kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam 118
    4.2.1. Phát triển theo định hướng thị trường mục tiêu . 118
    4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản trị trong ngân hàng . 119
    4.2.3. Tăng cường năng lực tài chính và tự chủ tài chính 120
    4.2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, xây dựng văn hóa kinh doanh . 121
    4.2.5. Phát triển đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ theo hướng phát triển chiều
    sâu 122
    4.2.6. Nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên . 124
    PHẦN KẾT LUẬN 126
    NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 128
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 129
    PHỤ LỤC . 138

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trải qua hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng
    của hệ thống ngân hàng Việt Nam, thể hiện là trụ cột của hệ thống tài chính, góp
    phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tốc độ này được thể hiện thông
    qua số lượng, quy mô vốn và số lượng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng thương
    mại tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự thay đổi đó là những đóng góp quan trọng
    của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và
    cung cấp một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, ước tính dư nợ tín dụng vượt trên
    130% GDP, gần 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua
    các năm ở mức 22 – 47% (Ngô Xuân Thanh, 2012). Tuy nhiên, từ năm 2008 khi
    kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau cuộc Đại suy
    thoái năm 1929 – 1933. Nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng:
    chu kỳ kinh tế thu hẹp bắt đầu từ quý I/2008 và ngày càng trở nên rõ rệt vào các quý
    sau. Dấu hiệu nền kinh tế trong một chu kỳ thu hẹp được thể hiện dưới tác động của
    chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng trưởng suy giảm, giá cả tăng cao,
    thị trường chứng khoán suy giảm, thị trường bất động sản ảm đạm. Lúc này vai trò
    quan trọng của hệ thống ngân hàng được thể hiện thông qua việc góp phần đẩy lùi
    và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định của đồng tiền và tỷ giá, góp
    phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.
    Có thể nói, hệ thống ngân hàng là cầu nối giữa các thành phần kinh tế giúp cho
    dòng vốn lưu thông, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
    Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại đáng lo ngại
    mà đặc biệt là năng lực quản trị doanh nghiệp đã không theo kịp tốc độ phát triển
    nhanh chóng của quy mô, mạng lưới, loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính và mức
    độ rủi ro trong hoạt động. NHTM cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự thiếu tôn
    trọng các chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng. Về năng lực tài chính
    của các NHTMVN còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp so với các ngân hàng
    trong khu vực và trên thế giới. Từ những tồn tại trên, nhận thấy vấn đề cấp thiết phải thay đổi trong giai đoạn phát triển vấn đề tái cơ cấu đã được đề cập từ năm
    2006 trong Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định
    hướng đến năm 2020 ban hành kèm Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày
    24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, trong những năm gần đây khi cuộc
    khủng hoảng kinh tế diễn ra trên thế giới, đã tác động tới sự phát triển của nền kinh
    tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự yếu kém của các ngân hàng được phản ánh
    rõ nét thông qua chất lượng tài sản thấp, nợ xấu tăng cao. Điều đó đòi hỏi hệ thống
    ngân hàng Việt Nam cần có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Do đó, trong
    giai đoạn hiện nay việc tái cơ cấu hệ thống NHTM được gắn liền theo đề án Tái cấu
    trúc nền kinh tế của Chính phủ với 3 lĩnh vực cần tái cấu trúc: doanh nghiệp Nhà
    nước, đầu tư công và hệ thống ngân hàng thương mại. Trải qua hơn 2 năm thực hiện
    tái cơ cấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 –
    2015 ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính
    phủ. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thu được một số thành công nhất
    định như: đảm bảo được tính thanh khoản của hệ thống và tạo điều kiện ổn định
    kinh tế vĩ mô; kiểm soát được các NHTM yếu kém thông qua việc sáp nhập hoặc
    cho phép tự tái cơ cấu; thành lập Công ty mua bán nợ VAMC cho phép xử lý nợ
    xấu các tổ chức tín dụng nhằm ổn định hoạt động. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại
    cần được tháo gỡ để tăng cường sức khỏe cho hệ thống ngân hàng như: nợ xấu vẫn
    còn cao; vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các tổ chức tín dụng còn thiếu minh
    bạch; vốn điều lệ ở một số NHTMCP không phản ánh đúng thực chất dẫn đến nguy
    cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng. Điều này gây rủi ro ảnh hưởng đến hoạt
    động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.
    Bên cạnh đó, khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày một phát triển đã kéo gần
    các nền kinh tế thế giới lại với nhau và các khoảng cách ngày một bị loại bỏ thì sân
    chơi sẽ ngày càng bình đẳng hơn. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, trong
    tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam có
    nhiều cơ hội song cũng chịu nhiều thách thức. So với các ngân hàng thương mại
    trong khu vực và trên thế giới, các NHTMVN còn rất non trẻ về trình độ, quy mô
    cũng như kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh. Với sức ép trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự cạnh tranh ngày càng gia tăng buộc các ngân hàng thương mại
    Việt Nam phải không ngừng đổi mới.
    Từ những vấn đề trên tác giả lựa chọn đề tài “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh
    ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
    Việt Nam hiện nay” với mục tiêu đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu
    cấu trúc cạnh tranh ngành có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả tài chính, cũng
    như năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua
    nghiên cứu này giúp các ngân hàng thương mại có cái nhìn tổng quan nhằm nâng
    cao năng lực cạnh tranh để tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế mở.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...