Tiểu Luận Lý thuyết bộ ba bất khả thi

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi

    1.1. Ba nhân tố của lý thuyết và thước đo của lý thuyết bộ ba bất khả thi.

    1.1.1 Chính sách tiền tệ độc lập

    1.1.2 Ổn định tỷ giá

    1.1.3 Hội nhập tài chính (tự do hóa dòng vốn )

    1.1.4 Sự kết hợp bộ ba bất khả thi

    1.2 Thước đo bộ ba bất khả thi

    1.3 Chứng minh bộ ba bất khả thi

    1.3.1 Dùng mô hình tam giác đều

    1.3.2 Dùng đồ thị (R, Y)

    1.3.2.1 Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ

    Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính

    Ổn định tỷ giá và hội nhâp tài chính

    2. Thực tiễn áp dụng bộ ba bất khả thi

    2.1 Bộ ba bất khả thi ở các nước.

    2.2 Tác động của bộ ba bất khả thi ở Việt Nam.

    2.2.1 Sự gia tăng của lạm pháp

    2.2.2 Căng thẳng về vấn đề lãi suất

    2.2.3 Thị trường chứng khoán tụt dốc


    1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi

    1.1. Ba nhân tố của lý thuyết và thước đo của lý thuyết bộ ba bất khả thi.

    Giáo sư Robert Mundell được xem là cha đẻ của lý thuyết bộ ba bất khả thi. Và “mô hình Mundell-Fleming” được xem là điểm khởi đầu của bộ ba bất khả thi, là kết quả nghiên cứu của Robert Mundell (1962, 1963) và J.M.Fleming (1962) trong thời gian làm việc tại quỹ tiền tệ quốc tế IMF.

    Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, một quốc gia không thể đồng thời đạt được cả ba mục tiêu: chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá cố định và tự do hoá dòng vốn ( hội nhập tài chính hoàn toàn)

    Chúng ta có thể hình dung giống như việc chúng ta không thể nào chặn ba góc của một tấm vải bị gió tung lên chỉ bằng hai hòn đá. Nghĩa chúng ta chỉ có thể chặn tối đa hai góc của tấm vải ấy mà thôi, hoặc có thể là không thể chặn được vì gió quá mạnh. nền kinh tế như tấm vải ấy, ba góc của tấm vải như là ba yếu tố của bộ ba bất khả thi. Và hai viên đá chính là công cụ, chính sách của nhà nước, mà chỉ có thể dùng được hai công cụ là tối đa để điều tiết hai trong ba yếu tố của bộ ba ấy. và buộc phải thả nổi yếu tố còn lại.

    Tại sao lại không thể tiến hành đồng thời cả ba yếu tố trên??

    Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áp lực tăng giá nội tệ. Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá cố định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, nhằm tăng lượng cung tiền, điều tiết tỉ lệ đồng ngoại tệ và đồng VN. Song điều này có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng. Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều.

    (Chính sách thanh khoản đối ứng, còn gọi theo cách khác là chính sách vô hiệu hóa, là chính sách thu hồi bớt nội tệ từ lưu thông nhằm vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc thu mua ngoại tệ tới giá trị nội tệ).


    1.1.1 Chính sách tiền tệ độc lập
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...