Luận Văn Lý luận xuất khẩu tư bản và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện na

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận XK tư bản và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của VN trong giai đoạn hiện nay




    LỜI NÓI ĐẦU

    Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội, mở rộng phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách biệt lập “đóng cửa” không thể tồn tại vì chính sách đó đã làm kìm hãm quá trình phát triển kinh tế xã hội. Một quốc gia hay vùng lãnh thổ muốn phát triển kinh tế xã hội buộc họ phải “mở cửa” với bên ngoài.
    Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ngoài những đặc điểm chung là thiếu vốn đầu tư , cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật và công nghệ yếu kém lạc hậu Việt Nam còn có những đặc điểm riên là một nước vừa phải trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt. Nền kinh tế sau chiến tranh bị tàn phá nặng nề, nghiêm trọng, đời sống của đại đa số nhân dân khó khăn thiếu thốn là gánh nặng không dễ vượt qua được. Trong hoàn cảnh như vậy nguồn vốn từ bên ngoài sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với bước phát triển ban đầu của ta. Đặc biệt là trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới hiện nay các nước đang phát triển bị đặt trong tình huống phải tạo tốc độ phát triển nhanh đuổi kịp và từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Do vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) là nhân tố hết sức quan trọng là xu hướng tất yếu khách quan đối với tất cả các nước trong đó có Việt Nam.
    Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng em xin trình bày đề tài: “Lý luận xuất khẩu tư bản và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay". Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vì khả năng có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô và ý kiến đóng góp của bạn đọc.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp em thực hiện đề tài này.

    Hà Nội ngày 8/5/2002

    CHƯƠNG I
    XUẤT KHẨU TƯ BẢN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HIỆN NAY


    I. Mục tiêu của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay
    1. Các khái niệm cơ bản
    1.1. Khái niệm xuất khẩu tư bản
    Trong thế kỷ XIX do quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lên mạnh mẽ, các nước công nghiệp lúc bấy giờ đã tích luỹ được những khoản tư bản khổng lồ, đó là tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc xuất khẩu tư bản. Theo nhận định của Lênin trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” thì việc xuất khẩu tư bản nói chung đã trở thành đặc trưng cơ bản của sự phát triển mới nhất về kinh tế trong thời kỳ “đế quốc chủ nghĩa”
    Tiền đề của xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa”. Thừa so với tỷ suất lợi nhuận tháp nếu đầu tư trong nước, còn nếu đầu tư ra nước ngoài thì tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Nhưng thực chất vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội đến độ vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia hình thành nên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Thông thường khi nền kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển việc đầu tư trong nước không còn mang lại lợi nhuận cho các nước tư bản. Để tăng lợi nhuận các nhà tư bản ở các nước tiên tiến đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Thường vào các nước lạc hậu hơn vì ở đó các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất rẻ hơn nên lợi nhuận thường cao hơn. Sở dĩ như vậy là vì trong các nước lạc hậu tư bản vẫn còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ và nguyên liệu rẻ. Mặt khác, các Công ty tư bản lớn đang cần nguồn nguyên liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo cung cấp ổn định và đáng tin cậy cho họ. Điều này vừa tạo điều kiện cho các Công ty lớn thu được lợi nhuận cao, vừa giúp họ giữ vững độc quyền.
    Xuất khẩu tư bản có hai hình thức: xuất khẩu tư bản cho vay là hình thức cho chính phủ hoặc cho tư nhân vay nhằm thu được tỷ suất lợi tức cao, xuất khẩu tư bản hoạt động là hình thức đem tư bản ra nước ngoài mở mang xí nghiệp, tiến hành sản xuất ra giá trị hàng hoá trong đó có giá trị thặng dư tại nước nhập khẩu.
    Theo Lênin thì “xuất khẩu tư bản” là một trong năm đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc, thông qua xuất khẩu tư bản, các nước tư bản phát triển thực hiện bóc lột đối với nước lạc hậu và thường là thuộc địa của nó. Nhưng cũng chính Lênin khi đưa ra “chính sách kinh tế mới” đã nói rằng những người Cộng sản phải biết lợi dụng những thành tựu kinh tế và khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản thông qua hình thức “Chủ nghĩa tư bản Nhà nước”. Theo quan niệm này nhiều nước chấp nhận phần nào sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản để phát triển kinh tế như thế nhanh hơn là sự tự thân vận động hay đi vay vốn để mua kỹ thuật của các nước công nghiệp phát triển.
    Mặt khác mức độ “bóc lột” của các nước còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế chính trị của các nước tiếp nhận đầu tư tư bản. Nếu như trước đây hoạt động xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc chỉ phải tuân theo pháp luật của chính họ, thì ngày nay các nước nhận đầu tư đã là các quốc gia độc lập có chủ quyền, hoạt động đầu tư nước ngoài phải tuân theo pháp luật sự quản lý của chính phủ sở tại và thông lệ quốc tế. Nếu chính phủ của nước nhà không phạm sai lầm trong về quản lý vĩ mô thì có thể hạn chế được những thiệt hại của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    1.2. Khái niệm vốn đầu tư
    Vốn đầu tư là các khoản tiền tệ được tích luỹ của Nhà nước của các tổ chức kinh tế, các công dân và các khoản tiền tệ huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc dân.
    Quá trình sử dụng vốn đầu tư , xét về bản chất là quá trình thực hiện chuyển vốn bằng tiền mặt (vốn đầu tư ) thành vốn sản xuất (hiện vật) để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt.
    1.3. Khái niệm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    (Foreign dineet investment - FDI )
    Đầu tư nước ngoài có biểu hiện là một hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một quá trình trong đó tiền vốn của một nước này di chuyển sang nước khác nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
    Về nguyên tắc, đầu tư nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao hơn trong nước và lợi nhuận đó phải cao hơn lãi suất gửi ngân hàng .
    Hoặc theo điều I chương I của luật đầu tư nước ngoài ngày 12/11/1996 quy định “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền mặt hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này.
    1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp
    * Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn kiện ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên (gọi là tiền hợp doanh) để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả sản xuất kinh doanh cho mỗi bên.
    * Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp được thành lập ở Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên hoặc các bên Việt Nam với các bên nước ngoài. Giữa doanh nghiệp liên doanh với bên hoặc các bên nước ngoài trên cơ sở hiệp định giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài nhằm hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
    * Bost: Là văn bản ký kết giữa các tổ chức, cá nhân nước ngoài với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xây dựng, khai thác kinh doanh công trình cơ sở hạ tầng trong một thời kỳ nhất định, hết thời hạn tổ chức cá nhân nước ngoài chuyển giao không hồi hoàn công trình đó cho chính phủ Việt Nam.
    Ngoài ra còn một số hình thức đang và sẽ áp dụng tại Việt Nam: khu công nghiệp tập trung; khu công nghệ cao, hình thức “đổi đất lấy công trình - BO”
    1.5. Đặc diểm của đầu tư trực tiếp (FDI )
    - FDI không chỉ đưa vốn vào nước ngoài tiếp nhận mà cùng với vốn có cả kỹ thuật công nghệ, lời quyết định kinh doanh, sản xuất năng lực Marketing. Chủ đầu tư khi đưa vốn vào đầu tư để tiến hành sản xuất kinh doanh và sản phẩm đầu ra phải được tiêu thụ ở thị trường nước chủ nhà hoặc dùng cho xuất khẩu. Do vậy phải đầu tư kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng, sản phẩm để tăng sức công trình trên thị trường.
    - Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ cho nước chủ nhà, mà trái lại họ có thể sử dụng nguồn vốn này để phát triển tiềm năng trong nước, tạo cơ sở cho xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân.
    - Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn.
    2. Các nguồn hình thức vốn đầu tư của Việt Nam.
    Các nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân loại. Theo nghị định số 177/CP ngày 20 - 10 - 1994 của Chính phủ Việt Nam về việc ban hành điều lệ quản lý đầu tư xây dựng thì tại Việt Nam có các nguồn vốn đầu tư sau:
    + Vốn ngân sách Nhà nước: sử dụng để đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước đối với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phúc lợi công cộng, quản lý Nhà nước, khoa học, an ninh quốc phòng và dự án trọng điểm của Nhà nước do chính phủ quyết định mà không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn.
    + Vốn tín dụng ưu đãi: Thuộc ngân sách Nhà nước dùng để đầu tư cho các cơ sở của Nhà nước trong từng thời kỳ (điện, xi măng, sắt thép, cấp thoát nước ) và một số dự án khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn được xác định trong cơ cấu kế hoạch của Nhà nước. Việc bố trí các dự án này do chính phủ quyết định cụ thể do từng thời kỳ kế hoạch.
     
Đang tải...