Tài liệu Lý luận về vi phạm pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT

    A. LỜI MỞ ĐẦU

    Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực
    đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi
    phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứu
    trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định.Nó bao
    gồm các yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách
    thể của vi phạm pháp luật. Thiếu một trong những yếu tố này thì
    sẽ không tồn tại một vi phạm pháp luật trong thực tế. Việc xác định
    từng bộ phận này là cơ sở quan trọng để truy cứu trách nhiệm pháp
    lý,nhờ đó mà tìm ra được mối quan hệ giữa chúng với nhau, xác
    định được các biện pháp trách nhiệm pháp lý tương ứng, tìm ra
    nguyên nhân của vi phạm pháp luật, và còn đánh giá được mức độ
    nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy mà ta có thể thấy việc
    phân tích các yếu tố làm cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của
    hành vi vi phạm pháp luật là rất quan trọng.

    B. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
    I.Khái niệm: ”Vi phạm pháp luật”
    Vi phạm pháp luật hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng
    lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp
    luật bảo vệ .
    II. Cấu thành của vi phạm pháp luật.
    Cấu thành của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một
    vi phạm pháp luật cụ thể. Mỗi vi phạm pháp luật sẽ có cấu thành riêng , song
    trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật đều có bốn yếu tố là mặt khách
    quan, mặt chủ quan,chủ thể và khách thể.
    1.Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
    Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những dấu hiệu biểu hiện ra
    bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các
    yếu tố: hành vi trái pháp luật , hậu quả nguy hiểm cho xã hội,mối quan hệ
    nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thời gian, địa
    điểm, phương tiện vi phạm.
     Hành vi trái pháp luật hay còn gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội là các
    hành vi trái với các yêu cầu của pháp luật , nó gây ra hoặc đe dọa gây ra
    những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
     Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là những thiệt hại về người và của hoặc
    những thiệt hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.
    Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội tức là
    giữa chúng phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi đã chứa
    đựng mầm mống gây ra hậu quả hoặc là nguyên nhân trực tiếp của hậu quả
    nên nó phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian; còn hậu quả phải là kết
    quả tất yếu của chính hành vi đó mà không phải là của một nguyên nhân
    khác.
    Thời gian vi phạm pháp luật là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm pháp
    luật.
    Địa điểm vi phạm pháp luật là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.
    Phương tiện vi phạm pháp luật là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện
    hành vi trái pháp luật.
    Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp luật
    luôn luôn là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm
    pháp luật, vì không có hành vi trái pháp luật thì không có vi phạm pháp luật
    ,còn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tùy từng trường
    hợp vi phạm.có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ
    nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là yếu tố bắt buộc
    phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố bắt buộc phải
    xác định, thời gian vi phạm là yếu tố bắt buộc phải xác định khi xem xét thời
    hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.
    2.Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
    a.Lối
    Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật được đặc trưng bởi yếu tố lỗi, có
    liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp
    luật.Hành vi trái pháp luật mà không có lỗi thì không phải là vi phạm pháp
    luật, tức là chủ thể của hành vi đó không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Đó
    là nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa.Một con người bình thường
    ,khỏe mạnh về mặt tâm lý có lý trí và tự do lý trí, hoàn toàn có thể lựa chọn
    cho mình một phương án hành vi phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng
    đồng và cầ phải thấy trước hậu quả hành vi của mình.Nếu coi thường lợi ích
    xã hội và lợi ích của cá nhân khác, có thể nhận thấy được hậu quả thiệt hại
    cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hoặc để mặc hay
    do sơ xuất để nó xảy ra thì đố là hành vi có lỗi.Hành vi trái pháp luật , gây
    thiệt hại cho xã hội và có lỗi là căn cứ để áp dụng trách nhiệm pháp lý.
    Như vậy,Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của
    mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội .
    Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức : lỗi cố ý và lỗi vô ý.
    Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.Lỗi vô ý có thể là vô ý do
    quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.Trong đa số các trường hợp vi phạm pháp
    luật ,để lựa chọn biện pháp trách nhiệm pháp lý công minh và chính xác thì
    việc xác định hình thức lỗi là rất quan trọng.
     Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp
    luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả
    của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
    Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp
    luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của
    hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó
    xảy ra.
    Lỗi vô ý vì quá cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra một hậu quả nguy
    hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có
    thể gây ra hậu quả đó ,mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả
    này.
    Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của
    mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả
    đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể
    gây ra gậu quả nguy hiểm cho xã hội.
    b.Động cơ vi phạm pháp luật.
    Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể
    thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
    c.Mục đích vi phạm pháp luật
    Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng
    mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
    Trong nhiều trường hợp việc xác định động cơ , mục đích có ý nghĩa quan
    trọng để tìm hiểu nguyên nhân,điều kiện vi phạm pháp luật, nhân thân của
    chủ thể vi phạm,từ đó áp dụng biện pháp trách nhiệm thích hợp nhằm nâng
    cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo người vi phạm pháp luật.
    3.Chủ thể của vi phạm pháp luật
    Chủ thể của vi phạm pháp luât đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm
    pháp luật .Hành vi trái pháp luật, có lỗi mới là vi phạm pháp luật, vì vậy chủ
    thể của vi phạm pháp luật phải là ngưới có năng lực hành vi (tổ chức thì bao
    giờ cũng có năng lực hành vi). Năng lực hành vi,trách nhiệm pháp lý của
    con người phụ thuộc vào độ tuổi ,tình trạng sức khỏe (có bị bệnh làm mất
    hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không) và tùy
    theo từng loại trách nhiệm pháp lý năng lực hành vi đó được pháp luật quy
    định cụ thể.
    4.Khách thể của vi phạm pháp luật
    Mọi hành vi trái pháp luật đều xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp
    luật điều chỉnh và bảo vệ. Vì vậy, những quan hệ xã hội ấy là khách thể của
    vi phạm pháp luật. Tính chất của khách thể có ý nghĩa quan trọng xác định
    mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...