Tiểu Luận Lý luận về văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các ngành, các cấp, các địa phương phải tự xây dựng cho mình chuẩn mực văn hóa nghề, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
    Đối với ngành Thanh tra yêu cầu về xây dựng văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức thanh tra càng trở nên cấp bách bởi thanh tra thuộc nhánh hành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước, có chức năng thực thi pháp luật và kiểm soát sự tuân thủ pháp luật nên thanh tra là bộ phận của nền công vụ, hoạt động thanh tra là hoạt động công vụ của Việt Nam. Nói cách khác, hoạt động thanh tra là hoạt động công vụ nhưng mang tính chính trị sâu sắc. Vì vậy, biểu hiện của văn hóa thanh tra trong đời sống vừa mang tính chât là một bộ phận của văn hóa công vụ, vừa nằm trong không gian văn hóa chính trị.
    65 năm đã qua, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23-11-1945 về việc thành lập và quy định quyền hạn Ban Thanh tra đặc biệt và Tòa án đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành Thanh tra Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn đóng góp vào sự phát triển của đất nước, tạo nên niềm tự hào cho truyền thống của ngành Thanh tra, thực tiễn hoạt động thanh tra đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, nếu không được phát hiện, khắc phục kịp thời thì hình ảnh của ngành Thanh tra sẽ bị ảnh hưởng thậm chí gây bức xúc trong quần chúng và đối tượng thanh tra. Để vượt qua được những yêu cầu cấp thiết đặt ra là ngành Thanh tra phải phát huy được những giá trị văn hóa dân tộc đồng thời cũng phát huy được những nét đặc thù văn hóa của ngành góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng môi trường văn hóa ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở cho việc giáo dục lý tưởng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, bản lĩnh của cán bộ thanh tra trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


    I. Quan niệm về văn hóa, văn hóa thanh tra và chuẩn mực đạo đức cán bộ thanh tra
    1. Quan niệm về văn hóa và văn hóa thanh tra
    Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất, tinh thần và ứng xử mang tính biểu trưng, do con người sang tạo và tích lũy được qua quá trình lao động, trong sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và lịch sử của mình cũng như sự hoàn thiện của bản thân mình. Văn hóa là hiện tượng xã hội gắn liền với hoạt động của con người. Văn hóa được biểu thị như là phương thức hoạt động, bao gồm các giá trị sản phẩm vật chất và tinh thần cũng như năng lực phát triển của chính bản thân con người. Theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là toàn bộ những gì con người sang tạo ra. Văn hóa trước hết phải là sản phẩm mang dấu ấn của con người nhưng những sản phẩm đó phải chứa đựng những giá trị hướng con người tới mục tiêu “chân”, “thiện”, “mỹ”, ngày nay là hướng con người tới xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Khi xã hội có sự phân công lao động, đã hình thành những nghề nghiệp chuyên môn thì hoạt động nghề nghiệp của con người cũng là hoạt động phản ánh văn hóa, có ý nghĩa văn hóa. Văn hóa khi đó gắn liền với nghề nghiệp, xác định những giới hạn hoạt động nghề nghiệp trong từng lĩnh vực cụ thể
    Các cơ quan thanh tra nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính nhà nước, là thiết chế bảo vệ pháp luật, góp phần giữ gìn trật tự kỉ cương trong xã hội. Hoạt động thanh tra là hoạt động công vụ nhưng mang tính chính trị sâu sắc. Vì vậy, biểu hiện của văn hóa thanh tra trong đời sống vừa mang tính chất là một bộ phận của văn hóa công vụ vừa nằm trong không gian văn hóa chính trị. Có thể quan niệm, văn hóa thanh tra là một bộ phận của văn hóa Việt Nam, thuộc văn hóa tinh thần bao gồm những giá trị trong lịch sử phát triển ngành Thanh tra, tri thức nghê nghiệp ngành Thanh tra trong hệ thống chính trị- hành chính, phản ánh những giá trị của hoạt động thanh tra qua các giai đoạn lịch sử và đạo đức, phong cách quan hệ, ứng xử của cán bộ thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong sinh hoạt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...