Tiểu Luận Lý luận về sự cạnh tranh và sự vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận về sự cạnh tranh và sự vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam
    MỤC LỤC


    Lời mở đầu . 1​
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và các loại cạnh tranh .2​1.1. Quan niệm về cạnh tranh và các loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 2
    1.1.1. Quan niệm về cạnh tranh . 2
    a. Những hiểu biết chung về kinh tế thị trường . . .2
    b. Cạnh tranh - đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, động lực thúc đẩy phát triển trong kinh tế thị trường 2
    c. Những hiểu biết chung về cạnh tranh . .4
    1.1.2. Các loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường .4​
    1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. .5​
    Chương 2: Sự vận dụng lý luận của cạnh tranh vào Việt Nam và những giải pháp nhằm vận dụng tốt hơn lý luận cạnh tranh vào nước ta trong thời gian tới .6​2.1. Thực trạng của sự vận dụng lý luận cạnh tranh vào nước ta .6
    2.1.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của nước ta . 6
    2.1.2. Những yếu tố chủ yếu làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ .7

    2.2. Những giải pháp để vận dụng tốt hơn lý luận cạnh tranh vào nước ta . .8
    2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực 8​
    2.2.2. Duy trì sức cạnh tranh chống độc quyền . 11​2.2.3. Khai thác lợi thế so sánh . 12

    2.2.4. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh. 13

    Kết luận . 15​LỜI MỞ ĐẦU
    Hiện nay nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thực chất đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì lợi ích kinh tế và để tồn tại buộc các chủ thể kinh tế phải cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản tồn tại khách quan và không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hoá. Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hoá. Cạnh tranh với các tín hiệu giá cả và lợi nhuận sẽ hướng người kinh doanh chuyển nguồn lực từ nơi sử dụng có hiệu quả thấp hơn sang nơi sử dụng có hiệu quả cao hơn. Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội. Trong cạnh tranh doanh nghiệp yếu kém bị đào thải, doanh nghiệp mới xuất hiện, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, nhờ đó nguồn lực xã hội được sử dụng hợp lý. Cạnh tranh tạo ra sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ cũng chính là tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, cho người tiêu dùng.
     
Đang tải...