Luận Văn Lý luận về những rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ LUẬN VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

    I/ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIỆP VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG


    1/ Khái niệm
    Khi nghiên cứu về ngân hàng, do có sự xâm nhập mạnh mẽ của các định chế tài chính phi ngân hàng và sự phát triển đa dạng của bản thân ngành ngân hàng nên rất khó để đưa ra một định nghĩa chính xác, ngắn gọn về ngân hàng.
    Ở Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng đã đưa ra một định nghĩa về ngân hàng như sau: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
    Hệ thống ngân hàng hiện nay được chia thành hai bộ phận chính: Ngân hàng Trung Ương và các ngân hàng trung gian. Vì sự liên đối mật thiết với nhau trên thị trường tiền tệ và tài chính, nhiều tổ chức không phải là ngân hàng nhưng cũng tham gia vào hoạt động cho vay và kinh doanh tiền tệ như các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty Tài chính, các quỹ tiền tệ . được nhiều nước xem như là bộ phận thứ ba của hệ thống ngân hàng .


    2/ Những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng
    Như phần trên đã nghiên cứu, hệ thống ngân hàng hiện nay được chia thành hai bộ phận chính, và mỗi bộ phận này sẽ thực hiện những chức năng riêng có của nó.
    Ở tất cả các nước, Ngân hàng Trung Ương là cơ quan duy nhất phát hành giấy bạc để đưa vào lưu hành trong nền kinh tế. Nó có nhiệm vụ là tổ chức in tiền và đưa khối lượng tiền giấy vào trong lưu thông thông qua kênh cần thiết, đồng thời lựa chọn, tiêu huỷ các đồng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu hành và điều chỉnh cơ cấu tiền theo mệnh giá giữa các vùng của đất nước giữa các thời kỳ khác nhau.
    Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung Ương còn đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng thực hiện. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Trung Ương mở tài khoản và quản lý tiền gửi cho hệ thống các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, hay Ngân hàng Trung Ương có thể cho vay đối với các Ngân hàng thương mại. Mặt khác, Ngân hàng Trung Ương cũng còn là ngân hàng của Nhà nước; hoạt động của Ngân hàng Trung Ương đặt dưới sự kiểm soát và điều hành của cơ quan Nhà nước, đồng thời Ngân hàng Trung Ương cũng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, Ngân hàng Trung Ương còn thay mặt cho Nhà nước trong việc thực hiện một số quan hệ đối với nước ngoài như thực hiện việc ký kết các hiệp định về tín dụng, tiền tệ đối với Ngân hàng Trung Ương các nước hoặc các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà các nước tham gia. Ngân hàng Trung Ương cũng có quan hệ chặt chẽ đối với Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện các khoản chi tiêu cho Chính phủ.
    Còn về các hoạt động của ngân hàng trung gian, trong đó điển hình là Ngân hàng thương mại thì có thể chia thành ba nhóm hoạt động chính; đó là hoạt động tập trung huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian khác.
    Về hoạt động tập trung huy động vốn, ngân hàng có thể tạo lập nguồn vốn thông qua hoạt động mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, hoặc đi vay các ngân hàng khác. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như do Nhà nước cấp, do các cổ đông góp vốn hoặc của các bên liên doanh; ngoài ra, vốn chủ sơ hữu còn có thể do ngân hàng mở rộng các hoạt động như làm dịch vụ, đại lý .



     
Đang tải...