Tiểu Luận Lý luận về hàng hóa sức lao động và vấn đề hoàn thiện thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; vừa là mục tiêu, tiền đề, vừa là động lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Quan tâm đến con người, đặc biệt là giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động còn thể hiện bản chất, tính ưu việt của chế độ, đồng thời cũng là một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay.

    Phần mở đầu:​Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia; vừa là mục tiêu, tiền đề, vừa là động lực để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Quan tâm đến con người, đặc biệt là giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động còn thể hiện bản chất, tính ưu việt của chế độ, đồng thời cũng là một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay.
    Sự thịnh vượng của các quốc gia ngày nay không còn chỉ dựa vào sự giàu có của nguồn tài nguyên thiên nhiên mà được xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh trí tuệ của con người. Tuy nhiên, việc đào tạo, phát triển và những chính sách đãi ngộ người lao động không phải của nước nào cũng là tiến bộ và hoàn thiện. Thị trường sức lao động của mỗi nước cũng vì thế mà hiện hình và biến động đầy phức tạp. Do đó, việc đề ra những chính sách và giải pháp nhằm bình ổn thị trường đặc biệt này luôn luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
    Lý luận về loại hàng hoá đặc biệt - sức lao động, Chủ nghĩa Mac -Lenin đã có những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề vững chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường của loại hàng hoá đặc biệt này cùng những vấn đề liên quan đến nó.
    Việt Nam trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề thị trường hàng hoá sức lao động không chỉ còn là một tiêu thức kinh tế mà còn kiến mang ý nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
    Do vậy, bài luận ngoài việc đề cập đến lý luận về hàng hoá sức lao động của Mac còn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao và hoàn thiện thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...