Luận Văn Lý luận về đô thị và quản lý nhà nước về đô thị

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ:
    1. Khái niệm về đô thị:
    Đô thị là nơi tập trung đông đúc dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo lối sống thành thị. Đó là lối sống được đặc trưng bởi những đặc điểm: có nhu cầu về tinh thần cao, tiếp thu những tiến bộ về nền văn minh của nhân loại nhanh chóng, rõ ràng, có mạng lưới dịch vụ công cộng và thông tin liên lạc thuận lợi .
    2. Tiêu chuẩn xác định đô thị:
    Do tình hình phát triển kinh tế - xã hội khác nhau mà mỗi nước có những quy định cũng khác nhau về quy mô điểm dân cư đô thị. Tuy vậy đều thống nhất ở 5 tiêu chuẩn cơ bản:
    - Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển - kinh tế - xã hội của vùng, lãnh thổ nhất định.
    - Quy mô điểm dân cư đô thị có ít nhất 5.000 người sống và làm việc ở đó (miền núi 2.000 người)
    - Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ở nội thành chiếm từ 60% trở lên trong tổng số lao động, là nơi có sản xuất và dịch vụ, thương mại phát triển.
    - Có mật độ cư trú được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng và mật độ cư trú ở đô thị thường cao hơn ở nông thôn.
    - Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ nhu cầu của dân cư đô thị (ít nhất bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật).
    3. Phân loại đô thị:
    Có hai quan điểm phân loại đô thị.
    a. Phân loại đô thị theo quy mô dân số: Theo cách này có 5 loại đô thị:
    - Đô thị nhỏ có dân số từ 5.000 người đến dưới 20.000 người.
    - Đô thị trung bình có dân số từ 20.000 người đến dưới 100.000 người.
    - Đô thị lớn có dân số từ 100.000 người đến dưới 500.000 người.
    - Đô thị cực lớn có dân số từ 500.000 người đến dưới 1.000.000 người.
    - Siêu đô thị có dân số trên 1.000.000 người.
    b. Phân loại theo tính chất hành chính - chính trị: gồm có 4 loại đô thị:
    - Thủ đô (quốc gia hay liên bang)
    - Thủ phủ của một bàng (nếu có cơ cấu hành chính liên bang)
    - Tỉnh lỵ.
    - Huyện lỵ.
    Đô thị gồm có nội thành, nội thị và ngoại ô.
    * Có 5 loại đô thị theo cấp độ:
    - Đô thị loại 1:
    + Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học công nghệ, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại, giao dịch quốc tế. Loại đô thị này do Trung ương quản lý, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
    + Có dân số từ 1.000.000 người trở lên, có mật độ dân cư là 15.000 người/km[SUP]2[/SUP], có lao động phi nông nghiệp chiếm từ 90% trở lên trong tổng số lao động của đô thị.
    + Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ.
    - Đô thị loại 2:
    + Là trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải , giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại một vùng, lãnh thổ nhất định.
    + Có dân số từ 350.000 người đến dưới 1.000.000 người, có mật độ dân cư 12.000người/km[SUP]2[/SUP], có lao động phi nông nghiệp chiếm 90% trở lên trong tổng số lao động.
    + Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ.

    - Đô thị loại 3:
    + Là đô thị trung bình lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với vùng, lãnh thổ.
    + Có dân số từ 100.000 người đến dưới 350.000 người, có mật độ dân cư 10.000người/km[SUP]2[/SUP], có lao động phi nông nghiệp chiếm từ 80% trở lên trong tổng số lao động.
    + Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được đầu tư xây dựng từng phần.
    - Đô thị loại 4:
    + Là loại đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội hoặc là trung tâm chuyên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh.
    + Dân cư có từ 30.000 người đến dưới 100.000 người, mật độ dân cư 8.000người/km[SUP]2[/SUP], có lao động phi nông nghiệp chiếm từ 70% trở lên trong tổng số lao động, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng đã và đang đầu tư xây dựng từng phần.
    - Đô thị loại 5:
    + Là những đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội hoặc là trung tâm chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện hay một vùng trong tỉnh.
    + Có dân số từ 5.000 người đến dưới 30.000 người, có mật độ dân cư bình quân 6.000người/km[SUP]2[/SUP], có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm từ 60% trở lên trong tổng số lao động, bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật.
    4. Quá trình hình thành đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam:
    Quá trình phát triển đô thị trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng được diễn ra theo 3 giai đoạn:

    Một là: giai đoạn hình thành các đô thị:
    - Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các mối quan hệ giao lưu hàng hóa đã hình thành các cụm dân cư.
    - Các mối quan hệ đi lại, giao lưu buôn bán tạo nên các thị tam, thị tứ.
    - Các cụm dân cư ngày càng mở rộng trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của khu vực và hình thành đô thị loại nhỏ. Đây là xu hướng có tính hiệu quy luật của những nước nghèo, nông nghiệp lạc hậu.
    Ở Việt Nam sau năm 1954 với chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn được đổi mới, nhiều cụm dân cư ra đời và phát triển thành các thị tam, thị tứ và dần dần trở thành thị trấn như Lương Sơn (Hoà Bình), Nghĩa Đàn (Nghệ An), có nơi trở thành thị xã như Bỉm Sơn (Thanh Hoá).
    Hai là: Giai đoạn phát triển đô thị:
    Xu hướng vận động và phát triển của các đô thị đồng thời với quá trình tăng lên về dân số, tăng trưởng về kinh tế, đô thị ngày càng mở rộng và phát triển từ thị trấn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá ở một vùng nhỏ (vài ba xã), trở thành trung tâm của vùng lớn hơn, làm hạt nhân cho một số huyện và trở thành thị xã.
    Từ các thị xã phát triển thành các Thành phố có vị trí quan trọng đối với một địa phương cấp tỉnh.
    Đô thị phát triển theo kiểu này trở thành phổ biến nhất là các nước Đông Âu và đặc biệt là ở nước ta, việc chuyển đô thị từ cấp thị trấn lên cấp thị xã, hay từ thị xã lên Thành phố phản ánh sự phát triển toàn diện về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở đô thị.
    Ba là: Giai đoạn mở rộng, tạo thành cụm đô thị:
    Quá trình phát triển kinh tế đòi hỏi phải mở rộng Thành phố ra các vùng lân cận tạo nên các Thành phố vệ tinh mang tính chuyên ngành (Thành phố du lịch, vui chơi, khu công nghiệp, khu thương mại) làm vệ tinh cho Thành phố lớn trung tâm. Từ đó tạo thành một cụm các đô thị hài hoà, hỗ trợ lẫn nhau trong sự phát triển. Đây là một xu thế mới được các nước tiên tiến vận dụng rất có hiệu quả.

    Ta có thể tóm tắt quá trình hình thành và phát triển đô thị theo sơ đồ tổng quát sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...