Luận Văn Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

    1. Khái quát vềđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
    1.1 Khái niệm
    Cho đến nay vấn đềđầu tư nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻđối với các nước trên thế giới. Tuy nhiên các quốc gia vẫn không thống nhất được khái niệm vềđầu tư nước ngoài. Vì thế có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp, không dễ dàng gì cóđược sự thống nhất về mặt quan điểm khi mà mỗi quốc gia về cơ bản đều theo đuổi những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế-xã hội của chính nó.
    Đểđưa ra một khái niệm hoàn hảo là một điều khó khăn nhưng ta hãy tạm hiểu đầu tư nước ngoài một cách đơn giản.
    Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế –xã hội nhất định.
    Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau, trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Đối với họ, việc buôn bán hàng hoáở nước khác là một bước đi thăm dò thị trường, luật lệ, và cơ hội đểđưa tới một quyết định đầu tư. Nó như một chiếc chìa khoá vàng mở cửa cho lợi nhuận chảy vào túi của các nhà tư bản, khi họđược khai thác một nguồn tài nguyên thường là cực kì phong phú, và xuất khẩu một khối lượng lớn máy móc và trang thiết bị cho các nước đó. Còn đối với các nước sở tại, việc chấp nhận đầu tư nước ngoài cũng là tạo một cơ hội mới cho mình trong việc phát triển nền kinh tế. Đó là một điều kiện tốt để các nước này tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài, tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ lao động, phát triển được một số ngành cơ sở. Bên cạnh đó cũng thu được một lợi nhuận đáng kể từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
    Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay.
    Căn cứ vào tính chất sử dụng của tư bản thìđầu tư nước ngoài thường được chia làm hai hình thức là : đầu tư trực tiếp vàđầu tư gián tiếp.
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức đầu tư quốc tế mà chủđầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
    Đầu tư gián tiếp : bao gồm hình thức đầu tư nước ngoài mà trong đó phần vốn góp của chủđầu tư nước ngoài không đủđể trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, hình thức tín dụng, hay mua trái phiếu quốc tế
    Trong pháp luật Việt Nam:
    Theo Điều lệđầu tư năm 1977, ban hành kèm theo Nghịđịnh 115/CP ngày 18/04/1977 thì khái niệm đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được hiểu là “việc đưa cở sở mới hoặc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng các cơ sở hiện có:
    * Các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ.
    * Các quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh phương pháp cộng nghệ, bí quyết kỹ thuật
    * Vốn bằng ngoại tệ hoặc vật tư có giá trị ngoại tệ.
    * Vốn bằng ngoại tệđể chi trả lương cho nhân viên và công nhân làm việc tại các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định ở những điều của Điều lệ này (Điều 2 Điều lệđầu tư 1977).
    Như vậy, theo Điều lệ này thì sự vận động của vốn và tài sản chỉđược coi làđầu tư

     
Đang tải...