Tiểu Luận Lý luận và thực tiễn tranh chấp trong quan hệ bảo hiểm. 8 điểm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ​ “ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388, BLDS 2005 ). Như vậy, về nguyên tắc chung, mọi thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự phải tuân theo các quy định chung về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự trong BLDS. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự tác động của phong tục, tập quán, thói quen, trên cơ sở quy định của pháp luật mà mỗi loại hợp đồng dân sự lại cần có những quy định đặc thù. Một trong các loại hợp đồng dân sự thông dụng được pháp luật dân sự điều chỉnh đó là hợp đồng bảo hiểm. BLDS 2005 quy định về hợp đồng bảo hiểm từ Điều 567 đến Điều 580 và cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 . Xuất phát từ nhu cầu của con người, do cuộc sống luôn luôn có những bất trắc xảy ra, kéo theo là những thiệt hại mà không phải thiệt hại nào cũng có thể khắc phục được. Chính vì vậy, bảo hiểm ra đời và phát huy tác dụng rõ rệt vì chức năng của bảo hiểm là “ lấy của số đông, bù cho số ít”. Với ý nghĩa quan trọng, hợp đồng bảo hiểm cũng ra đời. Do xã hội ngày càng phát triển gắn liền với những nhu cầu ngày càng cao, thì tranh chấp trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm cũng trở lên phức tạp. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi xin được tìm hiểu sâu thêm về mặt lý luận cũng như thực tiễn tranh chấp trong quan hệ bảo hiểm. Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Những vấn đề lý luận chung 1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm Bảo hiểm là hình thức khắc phục thiệt hại cho các nhân, tổ chức khi gặp những sự kiện rủi ro mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản cho các ca nhân, tài sản cho tập thể. Khi rủi ro, người tham gia bảo hiểm được tổ chức bảo hiểm bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục nhanh chóng các hậu quả đã xảy ra. Mức độ bổi thường bao nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm mà các bên thỏa thuận.Theo Điều 567, BLDS 2005 hợp đồng bảo hiểm được định nghĩa như sau: “ Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...