Luận Văn Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từtại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

    Lời mở đầu

    Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên trái đất có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ quốc tế của chúng. Ngày nay, nền kinh tế thế giới là một thực thể kinh tế đặc thù, duy nhất, có cơ cấu nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ quan hệ với những phạm vi hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, các nước không thể chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà còn phải tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực nhằm tận dụng mọi lợi thế so sánh. Sự giao lưu quốc tế của các nước trên thế giới càng mở rộng và phức tạp thì càng cần thiết phải có pháp luật quốc tế thích hợp để điều chỉnh các mối quan hệ đó.
    Để hoà chung với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang mở rộng chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới ở nhiều lĩnh vực. Quá trình hội nhập kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật kinh doanh. Hội nhập kinh tế không chỉ là một giải pháp cải cách, mà đồng thời cũng là một đảm bảo để Việt Nam chuyển đổi một cách thành công sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta cần tiếp cận, đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng pháp luật quốc tế nhằm tạo cơ sở cho các hoạt động đối nội và đối ngoại, thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam với các chủ thể thương mại quốc tế.
    Thông qua hoạt động ngoại thương, Việt Nam có thể tranh thủ được các nguồn lực ở bên ngoài và tận dụng khai thác các tiềm năng thế mạnh của đất nước. Hoạt động ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu, mà thanh toán quốc tế là một khâu không thể thiếu trong quá trình này.
    Để người bán thu được tiền nhanh, đúng và đầy đủ, còn người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn, các bên tham gia mua bán hàng hoá quốc tế phải dựa vào đặc điểm của từng thương vụ mua bán mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp.Trong thanh toán quốc tế hiện nay, phương thức tín dụng chứng từ (L/C) được sử dụng phổ biến vì độ tin cậy cao, nó đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn chính xác với sự tham gia của các ngân hàng.
    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với tư cách là ngân hàng đối ngoại chủ lực của nước ta, một trung thanh toán quốc tế lớn tại Việt Nam, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Với bề dày kinh nghiệm và mối quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 90 nước trên thế giới, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sử dụng nhiều phương thức thanh toán quốc tế, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn được các bên lựa chọn hàng đầu.
    Bài nghiên cứu: “Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” chủ yếu đề cập đến lý luận chung về phương thức tín dụng chứng từ, những rủi ro và lợi ích mà nó mang lại cho các bên liên quan, đồng thời cũng đề cập đến thực tế sử dụng phương thức này tại phòng thanh toán xuất khẩu tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và một số giải pháp để có thể giải quyết những bất cập trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung. Với khuôn khổ có hạn, chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương I: Chế độ pháp lý về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
    Chương II: Thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
    Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp
    Trong quá trình hoàn thiện bài viết này tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của TS.Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS.Hoàng Xuân Trường, cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của anh Nguyễn Tuấn Anh, nhân viên phòng thanh toán xuất khẩu Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!


    MỤC LỤC

    Lời m đầu. 1
    ChươngI: Chế độ pháp lý về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. 3
    I. Thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế. 3
    1. Khái niệm thanh toán quốc tế. 3
    1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế. 3
    1.2 Khái niệm thanh toán quốc tế. 4
    2. Vai trò của thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế. 5
    3.Quy trình chung về thanh toán quốc tế. 6
    3.1 Công cụ thanh toán. 6
    3.2 Các phương thức thanh toán. 8
    III. Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. 8
    1. Khái niệm 8
    2 Cơ sở của phương thức thanh toán L/C 8
    2.1 Hệ thng văn bn pháp luật điu chnh hot động thanh toán quc tế. 8
    2.2. UCP 8
    3. Nội dung phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 8
    3.1 Khái niệm, đặc đim ca thư tín dụng. 8
    3.2 Các loại thư tín dụng. 8
    3.3 Quy trình thực hin phương thức thanh toán tín dng chng t. 8
    3.4 Quyền lợi và nghĩa vụ các bên có liên quan trong phương thức tín dng chng t 8
    3.5 Ưu đim và nhược đim ca phương thức thanh toán tín dng chng t. 8
    Chương II: Thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
    I. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương. 8
    1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương. 8
    1.1 Lịch s hình thành và phát trin. 8
    1.2 Tổ chc, qun lý. 8
    1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh. 8
    II.Thực tiễn áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
    1. Vài nét về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. 8
    2. Thực tiễn thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
    2.1 Quy định v m L/C 8
    2.3 Thực trng hiu qu hot động thanh toán ti S Giao dch NHNT. 8
    2.4 Vướng mc và tn ti 8
    3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
    I. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
    1. Nhân tố khách quan. 8
    1.1 Môi trường pháp lý. 8
    1.2 Sự cnh tranh gay gt trên th trường. 8
    1.3 Chính sách của Nhà nước. 8
    1.4 Các doanh nghiệp xut nhp khu Vit Nam còn yếu kém v trình độ, hn chế v kinh nghim ngoi thương và thanh toán quốc tế. 8
    2. Nhân tố chủ quan. 8
    2.1 Công nghệ thông tin. 8
    2.3 Các hoạt động liên quan. 8
    II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNT 8
    1. Về phía khách hàng. 8
    2. Về phía ngân hàng. 8
    2.1 Đầu tư công nghệ tiên tiến. 8
    2.2 Nâng cao chất lượng nghip v trong thanh toán. 8
    2.3 Phát triển b phn qun lý ri ro. 8
    2.4 Trang bị mng thông tin khách hàng đầy đủ. 8
    2.5 Kết hp các nghip v ngân hàng. 8
    III. Một số kiến nghị 8
    1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng. 8
    2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 8
    3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
    4. Kiến nghị với Sở giao dịch NHNT 8
    5. Kiến nghị đối với khách hàng. 8
    Kết lun:. 8
     
Đang tải...