Chuyên Đề Lý luận tổng quan về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Một số khái niệm cơ bản về dự án đầu tư
    1.1. Khái niệm đầu tư
    Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một số hay nhiều hoạt động nào đó trong một khoảng thời gian tương đối dài, nhằm đem lại hiệu quả tài chính và hiệu quả Kinh tế - xã hội.
    Trong khái niệm này, các nguồn lực để đầu tư có thể là tiền mặt, là tài nguyên, là công nghệ hay sức lao động Biểu hiện bằng giá trị của tất cả các nguồn lực mà người đầu tư phải ứng trước đó để tổ chức quá trình đầu tư, được gọi là vốn đầu tư.
    Hiệu quả do hoạt động đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả tài chính là khoản lợi nhuận mà hoạt động đầu tư mang lại cho bản thân nhà đầu tư; còn hiệu quả kinh tế - xã hội được thể hiện thông qua những lợi ích kinh tế mà hoạt động đầu tư mang lại cho xã hội và cộng đồng (như tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; đóng góp vào ngân sách nhà nước )
    Một đặc điểm khác nữa của hoạt động đầu tư, đó là thời gian thực hiện tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm nhưng tối đa không quá 70 năm. Những hoạt động kinh tế ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là hoạt động đầu tư (chẳng hạn hoạt động mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất ).
    1.2 Khái niệm về dự án (DA)
    Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định.
    Không phải dự án nào cũng là một dự án đầu tư. Một dự án đầu tư phải đề cập đến việc bỏ vốn. Đây chính là đặc trưng điển hình làm nên sắc thaá đầu tư của một dự án đầu tư.
    1.3 Khái niệm dự án đầu tư
    Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.
    Dự án đầu tư không phải là một dự định đầu tư bởi có tính cụ thể và mục tiêu xác định. Dự án đầu tư cũng không giống với dự báo, vì người đầu tư phải lập dự án dựa trên những dự báo khoa học chính xác. Đồng thời, dự án cũng không phải là một cơ hội đầu tư mặc dù cơ hội đầu tư là điểm khởi đầu của quá trình lập dự án; mà người đầu tư phải thực hiện những công việc cần thiết để biến cơ hội đầu tư thành hiện thực.
    2. Phân loại dự án đầu tư
    2.1 Phân theo lĩnh vực hoạt động của dự án đầu tư
    - Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh là những dự án mà mục tiêu cuối cùng là tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ để tiêu thụ, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
    - Dự án đầu tư xây dựng công trình là những dự án được thực hiện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (như làm đường, xây cầu, cảng biển ) không liên quan đến giai đoạn sản xuất. Việc thực hiện các dự án này nhằm mục đích bao trùm là đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng và cho toàn xã hội.

    2.2 Phân theo tính chất của hoạt động đầu tư
    - Dự án đầu tư mới là những dự án đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đặc điểm của đầu tư mới là không phải trên cơ sở của những cái hiện có phát triển lên.
    - Dự án đầu tư theo chiều rộng là những dự án nhằm mở rộng những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để làm tăng quy mô sản xuất mà không làm tăng trình độ tiên tiến về khoa học, công nghệ của cơ sở đó. Dự án đầu tư theo chiều rộng thường gắn liền với việc mở rộng quy mô xí nghiệp và do đó không có xây dựng cơ bản.
    2.3 Phân theo chủ thể đầu tư
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...