Tiểu Luận Lý luận tiền tệ của Các-Mác và sự vận dụng vào nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    LÝ LUẬN TIỀN TỆ CỦA CÁC-MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
    NƯỚC TA HIỆN NAY​
    LỜI MỞ ĐẦU


    Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Quản lý nhà nước về kinh tế, vì thế cũng có những thay đổi đáng kể. Thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các chích sách về tài chính, tiền tệ, Nhà nước đã quản lý nền kinh tế một cách linh hoạt và chặt chẽ hơn .Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho Việt Nam để tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhanh và giảm nghèo bền vững trong những năm tới. Triển vọng của quyền làm thành viên xem ra đã khuyến khích tăng mạnh đầu tư gián tiếp nước ngoài, góp thêm vào sự bùng nổ đang diễn ra của thị trường chứng khoán mới nổi tại Việt Nam. Việc thị trường chào đón những
    đợt phát hành trái phiếu công ty đã minh chứng về khả năng tài trợ cho những nhu cầu đầu tư lớn đang ngày càng tăng của Việt Nam.
    Tuy nhiên, việc vận dụng các lý luận về tiền tệ vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam còn nhiều trở ngại. Đólà sự am hiểu về phương pháp điều hành các chính sách tiền tệ còn nhiều hạn chế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng chúng ra sao trong những giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế luôn là một vấn đề cần thường xuyên quan tâm theo dõi đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Vì thế, việc nghiên cứu và hiểu rõ những lý luận tiền tệ là một điều hết sức cần thiết để áp dụng vào việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế.
    Bằng phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với các phương pháp khác, đề tài “Lý luận tiền tệ của Các Mác và sự vận dụng vào nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” đã hệ thống hoá, phân tích vấn đề mang tính khách quan về lý luận tiền tệ của Các Mác và sự vận dụng của nó vào nền kinh tế Việt Nam thông qua các công cụ chính sách tiền tề, đồng thời đi sâu tìm hiểu nêu lên một số hướng giải pháp khắc phục.


    Ngoài phần mục lục và tài liệu tham khảo, đề án được trình bày theo kết cấu như sau:
    Phần 1: Vận dụng những lý luận về tiền tệ vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    Phần 2: Một số mục tiêu và giải pháp hoàn thiện việc áp dụng lý luận tiền tệ vào Việt Nam
    Như vậy, theo phân tích ở trên, những lý luận về tiên tệ, đặc biệt là chính sách tiền tệ và các công cụ của nó có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở nước ta, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng những lý luận về tiền tệ luôn đòi hỏi sự chính xác, phù hợp. Trong những năm gần đây, các công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ đã bộc lộ rõ những hạn chế trong khi các công cụ gián tiếp chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Từ đó đòi hỏi phải có những định hướng và giải pháp đúng đắn trong việc hoàn thiện các công cụ đó. Để có được điều này, bên cạnh sự định hướng đúng đắn của Đảng cần phải có phát triển đồng bộ về năng lức của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại cùng các sự phối hợp đồng bộ khác.

    Hy vọng những nội dung trên đây sẽ góp phần hoàn thiện và thúc đẩy việc sử dụng những lý luận về tiền tệ, đem lại hiệu quả tích cực cho việc phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Song trong quá trình nghiên cứu, với khả năng có hạn, đề tài chỉ dừng ở mức nội dung cơ bản, không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
    Với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn đã giúp em có được hướng nghiên cứu đúng đắn, tiếp cận sát thực với vấn đề nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Phạm Văn Cần đã giúp đỡ em hoàn thành đề án của mình.
     
Đang tải...