Tài liệu Lý luận? thực tiễn? Anh / chị hãy phân tích những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý l

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Phạm trù thực tiễn

    Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội, nhằm cải tạo tự nhiện và xã hội. Phạm trù “thực tiễn” là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học Mác- Lê nin nói chung và lý luận nhận thức mácxít nói riêng.

    1.1. Thực tiễn là một hoạt động vật chất

    Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng các phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm cải tại, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể. Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.

    1.2. Hoạt động thực tiễn có mục đích

    1.2.1 Hoạt động thực tiễn là bản chất của con người.

    1.2.2 Động vật chỉ hoạt động theo bản năng để phù hợp với thế giới bên ngoài một cách thụ động. Con người chủ động thích nghi với thế giới bên ngoài bằng cách cải tạo thể giới thoả mãn theo nhu cầu của mình.

    1.2.3 Khi hoạt động thực tiễn, để đạt hiệu quả cao, con người tạo ra những vật phẩm không có sẵn trong tự nhiên, đó chính là những công cụ, và sử dụng chúng.

    1.3. Thực tiễn có tính chất lịch sử xã hội

    1.3.1 Trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của xã hội.

    1.3.2 Hoạt động thực tiễn không thể được tiến hành không chỉ một vài cá nhân mà là tòan xã hội

    1.4. Các dạng cơ bản và không cơ bản của thực tiễn

    1.4.1. Dạng cơ bản:

    Hoạt động sản xuất vật chất – là một dạng họat động nguyên thủy và cơ bản và nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

    Hoạt động chính trị xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.

    Hoạt động thực nghiệm khoa học do nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại.

    1.4.2. Dạng không cơ bản: là những họat động được hình thành và phát triển từ những dạng cơ bản, chúng là dạng thực tiễn phái sinh. Ví dụ: họat động trong một số lĩnh vực như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo

    2. Phạm trù “lý luận”

    2.1. Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất bản chất, những quy luật của các sự vật hiện tượng.

    2.2. Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lý luận được hình thành, không tự phát và cũng không bắt buộc mọi lý luận đều xuất phát từ kinh nghiệm. Muốn hình thành lý luận, con người phải thông qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Trong quá trình nhận thức, con người đi từ nhận thức kinh nghiệm thông thường đến nhận thức kinh nghiệm khoa học.

    2.3. Chức năng cơ bản của lý luận là phản ánh hiện thực khách quan và chức năng phương pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người

    2.4. Lý luận có hai cấp độ khác nhau, cấp độ lý luận ngành và cấp độ lý luận triết học ( tùy vào phạm vi phản ánh của nó và vai trò của phương pháp luận).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...