Tài liệu Lý luận? Phương pháp? Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phân tích cơ sở lý luận c

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định nghĩa phương pháp luận: Là học thuyết (lý luận) về phương pháp; nó vạch ra cách thức xây dựng và nghệ thuật vận dụng phương pháp. Phương pháp luận còn được coi như “ một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

    Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.

    Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực.

    Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xãy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

    Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập- mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng- cái chung; nguyên nhân- kết quả; nội dung – hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực.

    Nội dung nguyên lý:

    ◊ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau.

    ◊ Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ phổ biến

    ◊ Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật hiện tượng xãy ra trong thế giới.

    Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:

    Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:

    - Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt

    - Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định .; còn những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ) nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định ;

    - Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ) bên trong cơ bản, tất nhiên, ổn định . Để lý giải được những mối liên hệ, quan hệ ((hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ) còn lại. Qua đó xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó.

    Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:

    - Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ) chi phối sự vật.

    - Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, ) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ ( ) bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng . của nó.

    - Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt, )của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta.

    - Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục được chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện, trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.

    + Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật.

    + Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật chứ không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật, mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện.

    + Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu, hay ngược lại nhằm đạt được mục đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi.

    - Trong xã hội nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta không chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà còn liên hệ nhận thức với cuộc sống; phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể (các cá nhân hay giai tầng) khác nhau trong xã hội và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản (sống còn) và lợi ích không cơ bản; phải biết phát huy (hay hạn chế) mọi tiềm năng hay nguồn lực từ khắp các lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, ) từ các thành phần kinh tế khác, từ các tổ chức, chính trị xã hội để có thái độ, biện pháp, đối sách hành động thích hợp mà không sa vào chủ nghĩa bình quân, quan điểm dàn điều, tức không thấy được trọng tâm cốt lõi trong cuộc sống vô cùng phức tạp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...