Tiểu Luận Lý luận lợi nhuận của các mác và vai trò lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: LÝ LUẬN LỢI NHUẬN CỦA CÁC MÁC VÀ VAI TRÒ LỢI NHUẬN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


    A. LỜI NÓI ĐẦU​ Sự thành công luôn là mục tiêu cuối cùng cơ bản nhất của mỗi hoạt động .Khi thực hiện các chính sách kinh tế nó vẫn luôn có ý nghĩa như thế dối với Đảng và Nhà nước ta. Nếu một chính sách phát triển kinh tế không mang lại hiệu quả thì chính sách ấy cũng không có tác dụng. Bất kể ai, bất kể đất nước nào dù là người đề xuất hay có vai trò xuất sắc ở một giai đoạn nào đó của chính sách cũng không thể xây dựng chính sách theo kiểu chỉ đạo từ trên xuống dưới như là “cưỡi ngựa xem hoa” mà bắt buộc phải thực hiện từ cơ sở lên, trong nội bộ từng cơ sở, kết hợp với công tác chỉ đạo từ trên xuống.
    Nước ta muốn thực hiện chính sách phát triển kinh tế có hiệu quả thì người cầm lái phải là người có hiểu biết sâu rộng trong việc nắm bắt vấn đề để đưa ra phương án tối ưu. Các chính sách phải được hình thành từ việc hiểu biết một cách sâu sắc những gì mà nó đem lại và những gì mà nó gây ra trong hiện tại, trong tương lai gần, trong tươngg lai xa, đứng cả trên vi mô và vĩ mô.
    Xuất phát từ nguyên tắc trên với nền kinh tế Việt Nam hiện nay: nước ta đang chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Chúng ta mong mỏi cho qúa trình phát triển kinh tế thành công. Vì thế, không phải ai khác, không phải một tổ chức quốc gia nào khác có thẻ giúp chúng ta mà tự ta phải vận động, tự ta phải tìm ra con đường phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay.Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải hiểu rõ những nguồngốc, bản chất cuả những yếu tố bên trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là yếu tố chính quyết định, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường. Đó chính là lợi nhuận. Vậy thế nào là lợi nhuận? Trong nền kinh tế thị trường nó có ý nghĩa và vai trò như thế nào? Mà ta lại có thể xem nó là yêú tố chính? Để hiểu thêm về vấn đề này, em chọn và làm một đề tài nghiên cứu nhỏ:
    “Lý luận lợi nhuận của Các Mác và vai trò lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường’’
    Một vấn đề có tầm quan trọng rất lớn. Quá trình nghiên cứu nó phải xuất phát từ các quan điểm của các nhà học thuyết trước Mác kết hợp với quan điểm của Mác và thực tiễn hiện nay. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp giải đáp các câu hỏi luôn được đặt ra trong lí luận cũng như trong thực tiễn hiện nay.
    Với những hiểu biết đang còn nhiều hạn chế và trong phạm vi đề tài cho phép em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn.



    B. NỘI DUNG​ CHƯƠNG I​ LỢI NHUẬN – CÁC QUAN ĐIỂM CỦA MAC​ VỀ VẤN ĐỀ LỢI NHUẬN​
    I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ LỢI NHUẬN TRƯỚC MÁC.
    1. Trường phái trọng thương:
    Trường phái trọng thương ra đời từ giữa thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVII khi chế độ phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản thực hiện tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Đây là những nhà kinh tế học đầu tiên đi tìm nguồn gốc của lợi nhuận và theo họ lợi nhuận xuất phát từ thương nghiệp. Đó là ví học đang sống trong thời đại tư bản tư nhân và ngoài tư bản tư nhân ra, họ không biết một hình thái tư bản nào khác nên ngoài lợi nhuận thương nghiệp họ không biết một hình thức lợi nhuận khác nào. Vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lưu thông nên không lấy làm lạ gì khi họ chỉ chú ý đến lưu thông. Theo họ, lợi nhuận thương nghiệp là kết quả lưu thông, mua bán trao đổi sinh ra, là do mua rẻ bán đắt mà ra.
    2. Trường phái trọng nông:
    Trường phái trọng nông đã chuyển việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tế từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Đây là một bước tiến bộ so với trường phái trọng thương. Trường phái trọng nông là những nhà kinh tế học người Pháp thế kỉ XVIII nhưng họ vẫn không nêu ra được một lý luận đúng đắn về lợi nhuận. Đối với họ, sản phảm thặng dư, do đó cả lợi nhuận nữa đều chỉ được tọ ra trong nông nghiệp. Vì vậy, họ chỉ coi lao động trong nông nghiệp là lao động sản xuất, còn mọi lao động khác, không những trong thương nghiệp mà cả trong công nghiệp đều bị coi là lao động không sinh lợi.
    3. Trường phái cổ điển Anh:
    Các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh như Adam Smith và David Ricardo đều phân tích lý luận về lao động. rên thực tế họ đã coi lợi nhuận là kết quả của lao động thặng dư. Nhưng họ không trình bày nguyên lý đó một cách rõ ràng, chưa nêu ra được một lý luận hoàn chỉnh về lợi nhuận.
     
Đang tải...