Tiểu Luận Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU 2
    1. Tính cấp thiết của đề tài 2
    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài .2
    3. Phương pháp nghiên cứu .3
    4. Kết cấu đề tài .3
    B. NỘI DUNG .3
    Chương I: Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác- Lê nin 4
    1.1 Nội dung của phạm trù kinh tế- xã hội .4
    1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế xã hội .6
    Chương II: Con đường phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 7
    2.1 Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa .7
    2.2 Những nhiệm vụ cơ bản của Việt Nam trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội 12
    C. KẾT LUẬN 14




    A. MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Lý luận hình thái kinh tế xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí hết sức quan trọng trong triết học Mác. Sự ra đời của học thuyết hình thái kinh tế xã hội đã đưa lại cho khoa học xã hội một phương pháp nghiên cứu thực sự khoa học. Lý luận này giúp chúng ta nghiên cứu một cách khoa học và đúng đắn sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động nói chung của xã hội loài người
    Song, ngày nay, đứng trước sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, lý luận này đang đứng trước sức ép từ nhiều phía. Nhất là trong khi chủ nghĩa tư bản hiện vẫn đang có sự điều chỉnh và phát triển mạnh mẽ. Sức ép đó không những chỉ từ phía kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng chủ nghĩa Mác và lý luận hình thái kinh tế xã hội đã lỗi thời và phải được thay thế bằng lý luận khác. Nguy hiểm hơn, nhiều thanh niên ngày nay đã không còn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác, vào lý luận hình thái kinh tế xã hội, vào con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng Do đó, em xin thực hiện đề tài:
    “ Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” với mong muốn bản thân mình và các thanh niên khác hiểu sâu hơn về lý luận hình thái kinh tế xã hội, hiểu hơn về chủ nghĩa Mác- Lê nin, và vững tin hơn vào con Đường mà Đảng, Bác và nhân dân ta đã chọn lựa.

    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    * Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu lý luận về hình thái kinh tế xã hội với nội dung, ý nghĩa, giá trị của nó.
    - Nghiên cứu con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác- Lê nin.
    - Nghiên cứu những nhiệm vụ cơ bản mà nước ta phải làm để có thể vững chắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    * Phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài nghiên cứu việc vận dụng học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác- Lê nin ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: qua giáo trình, các sách tham khảo, qua mạng Internet và những đề tài có liên quan đến vấn đề này nhằm đưa ra những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu
    4. Kết cấu đề tài
    Đề tài gồm có 2 chương:
    Chương 1: Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin
    Chương 2. Con đường phát triển chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam






    B. NỘI DUNG
    CHƯƠNG I. LÝ LUẬN VỀ HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
    1.1. Nội dung của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
    1.1.1. Khái niệm “hình thái kinh tế - xã hội” và kết cấu của nó.
    Các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhau tạo thành các xã hội cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các giai đoạn xã hội đó được chủ nghĩa duy vật lich sử khái quát thành phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.
    Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
    Về kết cấu: Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
    Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất theo những phương thức nhất định để tạo ra những biến đổi trong quá trình sản xuất vật chất. Nó biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
    Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ( sản xuất và tái sản xuất xã hội).
    Theo quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động ngược trở lại đối với lực lượng sản xuất.
    Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản xuất khác và quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế- xã hội.
    Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
    Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên, kiến trúc thượng tầng cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.
    Ngoài những mặt cơ bản đã nêu trên, các hình thái kinh tế- xã hội còn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...