Tiểu Luận Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCMỞ ĐẦU . 3
    PHẦN NỘI DUNG . 4
    Chương I: Lý luận hình thái kinh tế xã hội 4
    1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội . 4
    2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên 4
    Chương II: Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 6
    1. Sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam . 6
    a. Quá độ lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa ở nước ta 6
    b. Sự lựa chọn con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta . 7
    2. Quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực trạng và giải pháp 10
    a. Thực trạng quá trình đi CHủ NGHĨA XÃ HộI ở nước ta . 10
    b. Từng bước khắc phục khó khăn trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta 12
    KẾT LUẬN 14
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 16

    MỞ ĐẦUSau khi hai miền Bắc Nam hoàn toàn thống nhất, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng ta quyết định đưa Việt Nam tiến lên theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong kiều kiện nước ta là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, hơn 1000 năm phong kiến và gần 100 năm Pháp thuộc. Sau khi giải phóng, kinh tế, cơ sở vật chất kĩ thuật bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bộ máy chính quyền còn quan liêu bao cấp, thiếu năng động sáng tạo, đời sống nhân dân còn nghèo nàn Đây có phải sự lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội đang dần bộc lộ những khuyết điểm? Chính những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua gần 25 năm đổi mới là câu trả lời chân thực và xác đáng cho câu hỏi nêu trên. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin nói chung và lý luận hình thái kinh tế - xã hội nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương hướng chỉ đạo đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt.
    Tuy nhiên với sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu lại đặt ra một vẫn đề mới: “Phải chăng lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời, lạc hậu không thể áp dụng vào điều kiện hiện nay mà phải thay thế bằng một lý luận khác?”. Câu hỏi đó buộc chúng ta phải làm rõ thực chất của lý luận hình thái kinh tế - xã hội và giá trị về mặt khoa học, tính thời đại của nó, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể để chứng minh rằng con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn là tất yếu và có khả năng thực hiện được. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Lý luận hình thái kinh tế - xã hội với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” là cấp bách và cần thiết.
    Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu rõ về hình thái kinh tế - xã hội của Mác và áp dụng lý luận này vào thực tiễn ở nước ta hiện nay. Việc nắm vững bản chất khoa học sẽ thể hiện được chính xác những vấn đề cốt yếu nhất của đời sống kinh tế - xã hội. Mà muốn thực hiện tốt một điều gì thì phải hiểu được bản chất của nó, do vậy đối với cách mạng chủ nghĩa xã hội mà ở đây ta nói đến là nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản thì việc nghiên cứu kĩ về hình thái kinh tế - xã hội để áp dụng nó thật linh động vào thực tiễn ở nước ta là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.


    PHẦN NỘI DUNG
    Chương I: Lý luận hình thái kinh tế xã hội1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
    Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
    2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên
    Xã hội đã phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển là một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Các hình thái kinh tế – xã hội vận động và phát triển do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình tự nhiên của sự phát triển. C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên”, tức là muốn nói đến quy luật khách quan của lịch sử, quy luật đó được coi là sự phát triển của quá trình sản xuất vật chất, xét đến cùng là do mâu thuẫn bên trong giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, do tính tất yếu kinh tế quy định. Các quy luật xã hội chính là hiện thân của các quy luật tự nhiên được con người sử dụng nó để kiến tạo nên xã hội loài người.
    Tiến trình lịch sử là quá trình phát triển biện chứng vừa bao hàm sự phát triển đứt đoạn và liên tục. Trong quá trình sản xuất, con người có những quan hệ với nhau, đó chính là quan hệ sản xuất. Những quan hệ sản xuất đó do trình độ của lực lượng sản xuất quy định. đến lượt nó quan hệ sản xuất lại quy định các quan hệ xã hội khác như: chính trị, luật pháp, đạo đức. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó thì những thay đổi về chất mâu thuẫn gay gắt với những quan hệ sản xuất có, dẫn đến đòi hỏi khách quan là thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội. Quan hệ sản xuất thay đổi thì toàn bộ các quan hệ sản xuất khác cũng thay đổi. Như vậy, phương thức sản xuất thay đổi, các quan hệ xã hội, chính trị, tinh thần thay đổi dẫn đến sự thay đổi của hình thái kinh tế – xã hội. Chính vì thế, V.I.Lênin viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có thể có được những cơ sơ vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”.
    Quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử được chia ra thành những bậc thang lịch sử khác nhau, ứng với một trình độ kinh tế, kỹ thuật nhất định trong từng phương thức sản xuất nhất định. Thực tiễn đã cho thấy, loài người đã, đang và sẽ trải qua 5 hình thái kinh tế – xã hội theo thứ tự từ thấp đến cao. Đó chính là quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử, thể hiện tính liên tục của lịch sử. Tuy nhiên, đối với mỗi nước cụ thể, do những điều kiện khách quan và chủ quan riêng thì một nước nào đó, một dân tộc nào đó có thể “bỏ qua” những chế độ xã hội nhất định. Sự khác nhau về trật tự phát triển ở phạm vi toàn nhân loại vẫn là quá trình lịch sử – tự nhiên, còn đối với từng quốc gia, dân tộc cụ thể bỏ qua những “nấc thang” nhất định. V.I.Lênin viết: “tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự phát triển đó”.
    Thực tế lịch sử của một số nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã chứng minh tính đúng đắn, khoa học của hình thái kinh tế – xã hội và lý luận về khả năng “bỏ qua” một chế độ xã hội nhất định.
    Từ việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế – xã hội chúng ta có thể rút ra một số điểm có ý nghĩa phương pháp luận sau:
    ·
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...