Luận Văn Lý luận hình thái kinh tế xã hội trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Lý luận hình thái kinh tế xã hội trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức

    Lịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau và đặc biệt là trước những biến động to lớn của thế giới .Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đang phát triển nhanh chóng với trình độ ngày càng cao đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những cơ hội phát triển trong đó, những ưu thế về vốn, công nghệ thị trường thuộc về các nước phát triển buộc các nứơc chậm phát triển và đang phát triên phải đối đầu với những thách thức to lớn. Trong quan hệ quốc tế, xu hướng hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành những đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi tăng trưởng kinh tế, có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia đồng thời tham gia vào quá trình hợp tác, liên kết khu vực và thế giới trong mọi lĩnh vực. Do đó Đảng và nhà nước đã kịp thời xác định thời cơ và thách thức đối với nước ta. Do nước ta là nước có nền kinh tế tiểu nông muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu đạt đến trình độ phát triển thì tất yếu phải đổi mới. Chính vì vậy công nghiệp hoá -hiện đại hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta, là nấc thang chủ yếu trên con đường phát triển của Việt Nam. Đảng ta đã khẳng định :"xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp sơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kịnh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh “. Mục tiêu đường lối đó là sự vận dụng quan điểm, lý luận hình thái kinh tế xã hội trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” của C.Mác, Ph.Angghen vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, là sự thể hiện vể luận điểm của lênin về khả năng tiến lên chủ nghĩa xã hộibỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa .Và đó cũng là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta
    Nhằm giải thích những vướng mắc nêu trên trong phạm vi bài tiểu luận naỳ em xin đề cập đến đề tài : “Lý luận hình thái kinh tế xã hội trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” của C.Mác, Ph Angghen. ý nghĩa của vấn đề trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” .Tuy nhiên đây là bài tiểu luận đầu tiên đồng thời đó cũng là đề tài có nội dung phức tạp và rộng lớn. Vì vậy bài tiểu luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót ,rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để góp phần làm cho bài tiểu luận có đầy đủ nội dung và sâu sắc hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!











    Nội dung
    Tác phẩm những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học của Ph.Ăngghen đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thầnh của xã hội tư bản. Tháng 2-1845, cuốn sách Gia đình và Thầnh thánh của C.Mác và Ph. Ăngghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, nêu luận điểm về vai trò quyết định của quần chúng dân dân trong lịch sử. Hai ông cùng hợp sức viết công trình nổi tiếng Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm của Hê – ghen và phái Hê – ghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy vật không nhất quán của Ludvich Phơibach nêu ra những luận diểm cơ bản của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tiếp đó năm 1848, Đại hội II Liên đoàn những nguời cộng sản đã uỷ nhiệm C.Mác và Ph. Ăng –ghen cùng viết Tuyên ngôn của Đàn cộng sản.
    Trong thời gian sống ở Pa-ri, Ph Ăng-ghen quan tâm nhiều đến hoạt động của BCH Trung ương Liên đoàn những người cộng sản và trở thành Uỷ viên của Ban lãnh đạo và là một trong những lãnh đạo Câu lạc bộ công nhân Đức (Tháng 3-1848) o BCH Trung ương LĐNNCS lập ra.
    Tháng 3-1848, cùng với C. Mác, Ph. Ăngghen thảo ra những yêu sách của Đảng cộng sản Đức được BCH Trung ương LĐNNCS thông qua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức. Tháng 4-1848 ông cùng với C. Mác trở về Đức tham gia cuộc cách mạng Đức. Ngày 20 tháng 5/1848 Ph. Ăngghen đến cùng với C. Mác chuẩn bị xuất bản tờ Neue Rheinsche Zeitung.
    Ph. Ănghen tham gia viết các bài xã luận, bài điểm tình hình chính trị. Tháng 10/1848 ông đi Bỉ để tránh lệnh truy nã của chính quyền Phổ nhưng ông không được phép cư trú chính trị. Ph. Ăngghen lại đến Paris sau đó sang Thuỵ Sĩ tham gia Đại hội các liên đoàn công nhân Đức, ông được bầu vào Uỷ ban trung ương của tổ chức này.
    Tháng giêng năm 1849 ông trở về Đức tiếp tục hoạt động cách mạng. Khi cuộc đấu tranh bùng nổ ở Tây và Nam nước Đức (tháng 5/1849) Ph. Ăngghen đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội cách mạng tiến hành cuộc khởi nghĩa. Ngày 10/5/1849, Ph. Ănghen đến Elberfeld và được sung vào Ban quân sự. Ănghen đưa ra một kế hoạch để triển khai cuộc đấu tranh cách mạng dấy lên thành phong trào toàn nước Đức. Trong thời kỳ này, ông tham gia trực tiếp bốn trận đánh lớn, trong đó có trận Rastatt. Sau này Ph. Ănghen đã viết trước tác Luận văn quân sự nổi tiếng.
    Tháng 11/1849, Ph ăngghen đến Luân đôn và được bổ sung vào BCH Trung ương Liên đoàn những ngươig cộng sản mà C. Mác đã cải tổ sau khi đến đây. Ph. Ăngghen sống ở Luân đôn một năm, trong thời gian đó ông đã viết các tác phẩm cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Cuộc chiến tranh nông dân ở Đức. Tháng 11-1850, Ph. Ăngghen buộc phải chuyển đến Manchester và lại bắt đầu làm việc ở Văn phòng thương mại. Điều này tạo điều kiện cho ăngghen có thể giúp đỡ về vật chất cho C. Mác hoạt động cách mạng Ph. Ăngghen đặc biệt chú ý nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, môn quân sự, chính sách quốc tế. Cùng với C. Mác, Ph. Ăngghen tham gia lãnh đạo Quốc tế cộng sản I. Tháng 9-1870, Ph. Ăngghen đến Luân đôn và được đưa vào tổng hội đồng của quốc tế cộng sản I. Ph. Ăngghen kiên trì đấu tranh chống lại quan điểm cơ hội của phái Bakunin, Proudhon, Lassalle. Năm 1871, Ph. Ăngghen tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ công xã Pari. Trong thời gian này, Ph. Ăngghen đã viết một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là cuốn Chống Đuy-rinh (1818) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận cho chủ nghĩa C.Mác. Sau khi C.Mác qua đời (1883), Ph. Ăngghen là người lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà C. Mác chưa kịp hoàn thành. Ph Ăngghen viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những năm cuối đời: Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Lút-vích Phơ-Bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866), Biện chứng tự nhiên, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894).
     
Đang tải...