Tiểu Luận Lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ăngghen trình bày trong các tác ph

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi gaubeomango, 24/3/13.

  1. gaubeomango

    gaubeomango New Member

    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tên đề tài:
    “Lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ăngghen trình bày trong các tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846), “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (1848), “Phê phán cương lĩnh gôta” (1875).Ý nghĩa đối với cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay”

    2.Tính cấp thiết của đề tài
    Lý luận, hình thái kinh tế - xã hội là lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử do C. Mác xây dựng lên. Nó có vị trí quan trọng trong triết học Mác. Lý luận đó đã được thừa nhận Lý luận khoa học và là phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong, nội tại của sự phát triển xã hội, chỉ rõ được bản chất của từng chế độ xã hội. Lý luận đó giúp chúng ta nghiên cứu một cách đứng đắn và khoa học sự vận hành của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định cũng như tiến trình vận động lịch sử nối chung của xã hội loài người

    Song, ngày nay. Đứng trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, lý luận đó đang được phê phán từ nhiều phía. Sự phê phán đó không phải từ phía kẻ thù của chủ nghĩa Mác mà còn cả một số người đã từng đi theo chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng lý luận, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác đã lỗi thời trong thời đại ngày nay. Phải thay thế nó bằng một lý luận khác, chẳng hạn như lý luận về các nền văn minh. Chính vì vậy làm rõ thực chất lý luận hình thái kinh tế - xã hội, giá trị khoa học và tính thời đại của nó đang là một đòi hỏi cấp thiết .

    Về thực tiễn, Việt Nam đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đó đang đặt ra hàng loạt vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau phải tập chung nghiên cứu giải quyết. Trên cơ sở làm rõ giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội , việc vận dụng lý luận đóvào điều kiện Việt Nam; vạch ra những mối liên hệ hợp quy luật và đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam thành một nước giàu, mạnh, xã hội công bằng văn minh cũng là một nhiệm vụ thực tiễn đang đặt ra.
    Chính vì những lý do trên việc nghiên cứu đề tài: "Lý luận hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ăngghen trình bày trong các tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846), “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (1848), “Phê phán cương lĩnh gôta” (1875).Ý nghĩa đối với cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay”

    3.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
    Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin đã phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình chuyển biến cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như một quá trình lịch sử tự nhiên.
    Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dụa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạn tầng của chủ nghĩa tư bản, có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa ngày càng cao
    Lý luận về hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa là vấn đề cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Nội dung của nó bao hàm rất nhiều vấn đề và được C.Mác và Ăng- ghen trình bày trong nhiều tác phẩm và các công trình lý luận.Vì lẽ đó xuất phát từ yêu cầu của đề tài, nên tác giả chỉ đi sâu vào nội dung lý luận chủ yếu ở 1 số tác phẩm:
    1. Hệ tư tưởng Đức (C.Mác và Ăng- ghen, 1845 – 1846)
    2. Phê phán cương lĩnh gôta (C.Mác và Ăng- ghen, 1875)
    3. Tuyên ngôn Đảng cộng sản (C.Mác và Ăng- ghen, 1848)
    Cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay là thời kỳ cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực . Trong dự thảo văn kiện Đại hội X đã đề ra mục tiêu: Sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đạt được bước chuyển biến quan trọng về phát triển bền vững. Tạo nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức.Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
    Đây là những công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để làm rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là việc nghiên cứu nội dung lý luận Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa
    4. Tình hình nghiên cứu có liên quan
    Lý luận Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu trong nhiều tài liệu khác nhau như:
    - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học “Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học” – PGS TS Đỗ Công Tuấn, Nhà xuất bản chính trị hành chính, Hà Nội, 2012
    - “Học thuyết Mác về Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản và lý luận về con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta” – TS Phạm Văn Chung: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005
    Trong các tài liệu này việc nghiên cứu Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa chủ yếu hướng vào việc trình bày điều kiện ra đời, sau đó đi sâu vào nghiên cứu về đặc điểm xã hội xã hội chủ nghĩa – Giai đoạn đầu của Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc làm này là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do yêu cầu thực tiễn các tác giả không đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề cụ thể của Lý luận Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ăngghen trình bày trong một loạt tác phẩm của mình
    - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học: Thông tinh Chủ nghĩa xã hội – Lý luận và thực tiễn, số 12 (12/2006), số 16 (12/2007), số 20 (12/2008), số 23 (09/2009). Những bài viết trên các tạp chí này chủ yếu phân tích những nhận định của Đảng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
    - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học: “Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của C.Mác và Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học” – TS Nguyễn Thọ Khang


    Trong đề tài đã chọn tác giả tập trung phân tích những nội dung chủ yếu về Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ăngghen trình bày trong một số tác phẩm tiêu biểu.
    5.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là qua tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của C.Mác và Ăngghen, tác giả làm rõ những nội dung lý luận Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa và khẳng định ý nghĩa lý luận của nó đối với nội dung của công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng khởi xướng từ 1986 đến nay
    Để đảm bảo cho mục tiêu của đề tài được thực hiện, tác giả xác định cần phải thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:
    - Trình bày một cách khái quát nội dung của học thuyết Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa, làm rõ cơ sỏ lý luận và phương pháp luận đã được C.Mác và Ăngghen vận dụng trong quá trình nghiên cứu.
    - Nghiên cứu tác phẩm của C.Mác và Ăngghen, khái quát và hệ thống hóa những nội dng của lý luận Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa được trình bày trong các tác phẩm đó
    - Khẳng định ý nghĩa lý luận đối với công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng ta khởi xướng từ 1986 đến nay.
    6. Đóng góp của đề tài
    Điểm mới của công trình này so với các công trình khác cùng đề tài này là hệ thống hóa lý luận về hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ăngghen trình bày trong các tác phẩm"Hệ tư tưởng Đức” (1845 – 1846), “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” (1848), “Phê phán cương lĩnh gôta” (1875) và ý nghĩa lý luận đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay



    7.Hệ phương pháp nghiên cứu
    Để đảm bảo cho nội dung của đề tài được thực hiện đầy đủ và đảm bảo cho tính khoa học, những phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện đề tài là:
    7.1 Phương pháp luận
    Đề tài quán triệt sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích mối quan hệ giữa nội dung lý luận với trình độ phát triển từng giai đoạn của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa
    7.2 Phương pháp nghiên cứu chung
    Phương pháp chủ đạo của đề tài này là phân tích tổng hợp, đông thời trong quá trình triển khai tác giả cũng chú ý đúng mức đến phương pháp lozich lịch sử, khái quát hóa, trừu tượng hóa nhằm phục vụ một cách có hiệu quả trong việc nghiên cứu
    7.3 Phương pháp cụ thể
    Để phục vụ cho việc nghiên cứu tốt đề tài này tác giả còn chú ý đến phương pháp : Phân tích – tổng hợp, so sánh, lịch sử, lược thuật tài liệu và một số phương pháp khác
    8.Kết cấu của đề tài
     
Đang tải...