Luận Văn Lý luận của Mác - Lênin về Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN &sự vận dụng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng , đường lối phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quết định sự thành bại trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước. Thực tế cho thấy rằng, Chính phủ các nước Nics Châu Á, sau gần một thập kỉ thực hiện chiến lược thay thế nhập khẩu, đã nhận ra nhưng mặt hạn chế của nó, và ngay đầu thập kỉ 60 đã có sự chuyển hướng chiến lược. Với khoảng thời gian ngắn họ đã đưa đất nước trở thành: “ những con rồng Châu Á”
    Đối với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều có nhận xét chung là, chúnh ta đã có bước khởi đầu tốt đẹp trong quá trình phát triển mới. Nhưng để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian tới còn nhiều khó khăn. Việt Nam đang trong quá trình chuyển biến nền kinh tế từ nền koinh tế tự nhiên sang nền kinh tế thị trường hoạt động theo quy luật khách quan của nó. Do vậy mà việt nam đang đứng trước các thuận lợi cũng như các khó khăn cần được giải quyết.
    Nhận thức được vấn đề cấp bách của xã hội, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
    Lý luận của Mác- Lênin về kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng ở Việt nam.
    Bài tiểu luận này gồm 3 phần:
    Phần I: Sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường
    Phần II: Thị trường và cơ chế thị trường
    Phần III: Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt nam
    Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên nên vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót.Em mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy giáo và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.



    NỘI DUNG


    PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    1/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ KINH TẾ TỰ NHIÊN SANG KINH TẾ HÀNG HOÁ
    1.1/ Một số khái niệm về kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá

    Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá là hai hình thức tổ chức kinh tế - xã hội đã tồn tại trong lịch sử. Hai hình thức này được hình thành trên cơ sở trình
    độ phát triển của lự lượng sản xuất xã hội, trình độ phân công lao động xã hội, trình độ phát triển và phạm vi quan hệ trao đổi

    Trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất đồng thời là người tiêu dùng. Tự sản xuất và tự tiêu dùng là đặc trưng cơ bản của kinh tế tự nhiên. Mục đích của sản xuất là tạo ra giá trị sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất. Vì thế có thể nói quá trình sản xuất của nền kinh tế tự nhiên chỉ gồm hai khâu : Sản xuất và tiêu dùng

    Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất là để trao đổi hay là để bán. Mục đích đó được xác định trước quá trình sản xuất và có tính khách quan. Sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất đều gắn vối thị trường

    So với kinh tế tự nhiên kinh tế hàng hoá có những ưu thế cơ bản sau:

    Một là : trong kinh tế hàng hoá do sự phát triển của phân công lao động xã hội cho nên sản xuất được chuyên môn hoá ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng. Điều đó tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi đơn vị xsản xuất thúc đẩy việc cải tiến công cụ lao động, nâng cao trình độ kĩ thuật, mở rộng phạm vi sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển .

    Hai là : Trong kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất không phải là để tiêu dùng cho chính bản thân người sản xuất mà là để thoả mãn ngày càng cao về nhu cầu của thị trường. Chính nhu cầu ngày càng cao của thị trường là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá.

    Ba là : trong kinh tế hàng hoá , cạnh tranh ngày càng gay gắt . Yêu cầu của cạnh tranh đòi hỏi những đơn vị sản xuất phải thường xuyên quan tâm tới tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận siêu ngạch đã làm cho lực lượng sản xuất có những bước tiến bộ dài.

    Bốn là : Trong kinh tế hàng hoá , do sản xuất xã hội ngày càng phát triển , quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng mở rộng, cho nên sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ngày càng được nâng cao

    1.2/ Những tiền đề của quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá

    Sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá là quá trình kinh tế khách quan. Nó bắt đầu khi kinh tế tự nhiên phát triẻn đến trình độ làm xuất hiện những tiền đề của kinh tế hàng hoá. Trong lịch sử, những quan hệ hiện vật và tiền tệ tồn tại đan xen và mâu thuẫn với nhau. Sự xuất hiện của kinh tế hành hoá cũng chính là sự xuất hiện những tiền đề phủ định kinhtế tự nhiên và khẳng định kinhtế hàng hoá. Mỗi bước phát triển của kinh tế hàng hoá là một bước đẩy lùi kinh tế tự nhiên. Như vậy, trong quá trình vận động và phát triển, kinh tế hàng hoá đã phủ định dần kinh tế tự nhiên và khẳng định mình là một tổ chức kinh tế độc lập.

    Quá trình vận động và phát triển của kinh tế hàng hoá diễn ra với sự tác động mạnh mẽ của các tiền đề sau đây :
    - Phân công lao động xã hội
    - Sự độc lập tương đối giữa những người sản xuất hàng hoá
    -Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ
    -Hệ thống thông tin và giao thông vận tải

    Phân công lao động xã hội đã tạo ra những ngành nghề sản xuất khác nhau. Do phân công lao đọng xã hội cho nên mỗi người chuyên làm một việc trong một ngành với một nghề nhất định và chuyên sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm nhất định. Nhưng nhu cầu tiêu dùng của họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu của mình, những người sản xuất phải nương tựa vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau. Phân công lao động xã hội làm nẩy sinh những quan hệ kinh tế giữa nhưng người sản xuất với nhau.

    Trong điều kiện tư hữu về tư liệu sản xuất, những người sản xuất độc lập với nhau và có lợi ích kinh tế khác nhau.

    Do có phân công lao động xã hội và sự độc lập tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất, cho nên quan hệ giữa những người sản xuất là quan hệ mâu thuẫn: Họ vừa liên hệ, vừa độc lạp với nhau. Giải quyết mối quan hệ mâu thuẫn này tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ trao đổi dựa trên cơ sở giá trị, nghĩa là dựa trên cơ sở trao đổi ngang giá.
     
Đang tải...