Thạc Sĩ Lý luận cơ bản về công tác thanh niên (70 trang)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN

    1.1. LÝ LUẬN MÁCXÍT VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
    1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thanh niên và công tác thanh niên
    Lịch sử phát triển của các dân tộc đã chứng minh thanh niên bao giờ cũng giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc dựng nước và giữ nước. Thanh niên là một lực lượng xã hội rộng lớn ở từng địa phương, khu vực hay trong một quốc gia, dân tộc. Nhưng thanh niên chưa lúc nào có một tổ chức của mình, do mình và vì mình.
    Chỉ đến khi học thuyết Mác - Lênin ra đời thì vị trí, vai trò của thanh niên mới được đánh giá đúng đắn và những luận điểm quan trọng về việc cần thiết phải ra đời một tổ chức của thanh niên do Đảng Cộng sản sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện mới được đề cập.

    Luận điểm "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" là một trong những luận điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử. Điều đáng lưu ý là, sức mạnh của quần chúng với tư cách là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, không thể là sức mạnh tự phát, mù quáng, thiếu định hướng, mà là sức mạnh tự giác và có tổ chức. Chính vì thế V.I.Lênin đã nêu rất sớm khẩu hiệu: "Hãy tổ chức lại". Người cho rằng khẩu hiệu đó "phải được thực hiện ngay lập tức". Quần chúng thanh niên cũng phải được tổ chức lại trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản.

    Vào giữa thế kỷ XIX, chính Ph.Ăngghen đã đề xuất ý kiến về việc tham gia của thế hệ trẻ vào cuộc đấu tranh chống lại chính sách phản động của chế độ quân chủ Phổ vì tương lai của nước Đức. Ngay lúc đó, ông đã khẳng định rằng, thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp đã cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều coi thanh niên là một lực lượng cách mạng hùng hậu, có vai trò quan trọng trong cách mạng và xem xét vấn đề thanh niên luôn gắn bó với giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của nó. C.Mác đã khẳng định: "Do những quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước"[SUP][SUP][1][/SUP][/SUP]. Thanh niên được xem xét như một tầng lớp xã hội đặc thù theo lứa tuổi, có số lượng đông và giữ vị trí quan trọng trong xã hội. Nếu chia các tầng lớp, các giai cấp, dân tộc theo lát cắt dọc, thì thanh niên là lát cắt ngang, có mặt trong mọi giai tầng của xã hội. Chính thanh niên của các dân tộc là người sẽ kế thừa, sẽ phát triển mọi thành quả do cha anh để lại.

    Năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu thế hệ trẻ của giai cấp vô sản và rút ra kết luận quan trọng: "Tương lai của giai cấp công nhân tuỳ thuộc vào tình trạng thế hệ thanh niên của nó"[SUP][SUP][2][/SUP][/SUP] và C.Mác đã chỉ rõ: "Những người công nhân tiên tiến nhất, ý thức đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ, và kế đó là tương lai của nhân loại hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn"[SUP][SUP][3][/SUP][/SUP].
    C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy rõ vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, đã nhìn nhận lớp thanh niên là những người xung kích, cổ vũ những ưu điểm, tích cực phê phán những nhược điểm, yếu kém của lớp người đang lớn. Từ cách nhìn biện chứng đó, hai ông thấy rằng cần tổ chức thanh niên vào một tổ chức chính trị. Ph.Ăngghen đã nêu ra quan điểm thanh niên là: "Đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế", "Đội hậu bị của Đảng". Trong thư gửi Bít-xmắc, Ph.Ăngghen đã khẳng định rõ: "Chính thế hệ trẻ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng"[SUP][SUP][4][/SUP][/SUP]. Những tư tưởng, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền móng cho việc hình thành tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản - người trợ thủ đắc lực, đội hậu bị của các Đảng Cộng sản sau này.

    [HR][/HR][1] C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 36, tr.23.

    [2] Sđd, tập 1, tr.438.

    [3] Sđd, tập 16, tr.198.

    [4] Sđd, tập 3, tr.509.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...