Chuyên Đề Lý luận chung về vốn cố định

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận chung về vốn cố định

    Chương I
    Lý luận chung về vốn cố định

    1.1. VỐN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
    1.1.1. Khái niệm chung về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
    Trong điều kiện của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải có tiền. Đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên được hình thành, tiền này được dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị . để tạo ra các cơ sở vật chất - kỹ thuật (các tài sản cố định - TSCĐ) cho các cơ sở này; để mua sắm nguyên vật liệu, trả tiền lương cho người lao động trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên (tạo vốn lưu động gắn liền với hoạt động của các TSCĐ vừa tạo ra). Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, tiền này dùng để mua sắm thêm các máy móc thiết bị, xây dựng thêm một số nhà xưởng và tăng thêm vốn lưu động nhằm mở rộng quy mô hoạt động hiện có, sửa chữa hoặc mua sắm các TSCĐ mới thay thế các TSCĐ đã bị hư hỏng do hao mòn hữu hình (do quá trình sử dụng và do tác động của thời tiết, khí hậu) và hao mòn vô hình (do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ nhanh chóng trở nên lạc hậu không còn thích hợp với điều kiện mới, tiếp tục sử dụng sẽ không có hiệu quả). Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình tiếp theo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là Vốn.
    Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Vốn. Các nhà kinh tế học thuộc các trường phái khác nhau trong lịch sử đã sớm có những nhìn nhận về vốn thông qua phạm trù tư bản. Anne Robert Jacques Turgot, nhà kinh tế học người Pháp thuộc trường phái Chủ nghĩa trọng nông là người đầu tiên đưa ra khái niệm tư bản trong tác phẩm chính của ông là "Suy nghĩ về việc hình thành và phân phối của cải" xuất bản năm 1776: "Tư bản không phải chỉ là tiền tệ, mà là giá trị của tiền tệ được tích luỹ lại" và ông cũng là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản lưu động và tư bản cố định. Chủ nghĩa Marx ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt trong lý luận về KTCT. Theo quan điểm của Marx: "Vốn là tư bản bất biến được nhà tư bản bỏ vào sản xuất kinh doanh nhằm thu lại một lượng giá trị bằng nó và giá trị thặng dư tăng thêm" và ông đã khái quát hoá giá trị của vốn qua phạm trù tư bản: "Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư".
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà kinh tế học cũng đã bổ sung thêm nhiều khái niệm về vốn. Theo Paul.A.Samuelson: "Vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp".
    Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, Vốn sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tư liệu sản xuất đang được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh được biểu hiện cả bằng tiền mặt lẫn giá trị của các vật tư, tài sản và hàng hoá của doanh nghiệp. Vốn sản xuất kinh doanh là yếu tố đầu vào, là cơ sở vật chất - kỹ thuật cơ bản quan trọng, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Do đó quản lý vốn là một trong những nội dung quan trọng của quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
    Trong quá trình vận động và chu chuyển, vốn được biểu hiện bằng những hình thái vật chất khác nhau. Chính sự khác nhau về hình thái vật chất của vốn sẽ quyết định đặc điểm chu cuyển vốn mà đặc điểm chu chuyển của vốn lại là căn cứ khoa học để chúng ta xây dựng được phương thức quản lý chúng.
    Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự luân chuyển vốn thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận: Vốn cố định và Vốn lưu động.
    Vốn cố định là giá trị ứng ra để đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
    Để hiểu thêm về vốn cố định trong các doanh nghiệp trước hết ta phải nắm được các khái niệm, đặc diểm của TSCĐ của doanh nghiệp.
    1.1.2. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ của doanh nghiệp.
    Để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội thì bất cứ quá trình sản xuất nào cũng phải bao gồm cả 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Khác với đối tượng lao động: là tất cả những gì mà lao động của con người hướng sự nỗ lực, sự cố gắng của mình tác động vào nó để nhằm cải tạo nó cho phù hợp với yêu cầu của con người (như: nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm .) thì tư liệu lao động (như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải .) đó là một vật hoặc toàn bộ những vật đặt giữa con người với đối tượng lao động để làm vật truyền dẫn hoạt động lao động của con người nhằm tác động vào đối tượng lao động để cải tạo nó phục vụ cho con người.
    Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các TSCĐ. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sx kinh doanh như: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các tài sản cố định vô hình . Một tư liệu lao động được coi là một TSCĐ phải đồng thời thoả mãn 2 tiêu chuẩn cơ bản sau:
    - Một là, phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ 1 năm trở lên.
    - Hai là, phải đạt giá tị tối thiểu ở một mức độ quy định. (Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả của từng thời kỳ).
    Những tư liệu không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn.
     
Đang tải...