Luận Văn Lý luận chung về thời kỳ quá độ lên CNXH

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Lý luận chung về thời kỳ quá độ lên CNXH


    Lời nói đầu


    Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã chỉ rõ: " Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị chí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại ". Tuy nhiên, để nhận thức đúng về quan điểm này của Đảng, là một điều thực sự không dễ dàng. Bài tiểu luận này của em đề cập đến vấn đề nhận thức về con đường quá độ nói trên. Nội dung của bài tiểu luận đề cập đền những vấn đề sau:
    - Lý luận chung về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
    - Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
    + Tính tất yếu, khả năng và nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN ở Việt Nam.
    + Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
    + Quan điểm và giải pháp thực hiện thắng lợi quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB ở nước ta.
    Em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Tô Đức Hạnh, giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin, người đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin cảm ơn các tác giả những bài báo, bài viết mà em đã sử dụng để hoàn thành đề tài này.
    Do đây là một đề tài lớn, đồng thời do thời gian thực hiện đề tài ngắn, tài liệu em thu thập chưa được đầy đủ, cho nên không tránh được còn có nhiều sai sót. Hy vọng thầy giáo và bạn đọc thông cảm và cho ý kiến đóng góp. Em hy vong trong tương lai không xa sẽ có dịp thực hiện lại đề tài này, khi đó với những ý kiến đóng góp quý báu của mọi người, đề tài của em sẽ hoàn chỉnh hơn.







    Nội dung chính

    I/ Lý luận chung về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

    1. Thời kỳ quá độ và tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
    Thời kỳ quá độ là một thời kỳ cải biến xã hội sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Theo C.Mác, thời kỳ quá độ trước hết là một quá độ chính trị và thích ứng với bước quá độ chính trị đó, Nhà nước chỉ có thể lầ nhà nước của giai cấp công nhân, và nhân dân lao động nắm lấy quyền lực về tay mình sau khi đã lật đỏ quyền thống trị của giai cấp tư sản. Quá độ chính trị này là hành vi lịch sử đầu tiên để giai cấp cách mạng thực hiện sự giải phóng chính trị và đi tới sự giải phóng về kinh tế, thông qua sức mạnh tất yếu của kinh tế mà cải biến các quan hệ xã hội khác, xây dựng các quan hệ xã hội mới, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng mới.
    Theo Lênin, thời kỳ quá độ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng. Trong thời kỳ quá độ lại chia làm nhiều bước quá độ nhỏ, bao nhiêu bước là tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước, song các nước càng lạc hậu mà đi lên chủ nghĩa xã hội thì thời kì "đau đẻ" càng kéo dài và càng chia làm nhiều bước quá độ nhỏ.
    Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan đối với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội do đắc điểm ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và đặc điểm của cuộc cách mạng vô sản quy định. Cụ thể là, cuộc cách mạng vô sản khác với các cuộc cách mạng trươc đó ở chỗ là các cuộc cách mạng trước đó khi giành được chính quyền là kết thúc cuộc cánh mạng. Còn cuộc cách mạng vô sản giành được chính quyền mới chỉ alf bước đầu mà vấn đề cơ bản hơn, chủ yếu hơn đó là phải xây dựng một xã hội mới, về mặt quan hệ sản xuất khác với bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do đó phải cần có một thời gian tương đối lâu dài. Đó chính là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
    Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan đối với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng do đặc điểm cụ thể ở từng nước khác nhau dẫn đến cách thức con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng khác nhau. Cụ thể là đối với các nước đã trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mặc dù đã có cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản để lại nhưng đó vẫn chưa phải là cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Do đó đối với các nước này thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có tên gọi là thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Loại hình này phản ánh con đường phát triển tuần tự của lịch sử. Còn đối với các nước có nền kinh tế lạc hậu, thì theo chủ nghĩa Mác - Lênin, các nước này cũng có khả năng quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không cần trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây gọi là loại hình quá độ tiến thảng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Loại hình này phản ánh quy luật phát triển nhảy vọt của lịch sử. Nhưng theo Lênin, loại hình này phải có đầy đủ hai điều kiên sau:
    + Điều kiện khách quan: Theo Lênin, đó là phải có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã hoặc đang xây dựng chủ nghiã xã hội, giúp đỡ về mặt kỹ thuật, công nghệ, và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    + Điều kiện chủ quan: Giai cấp vô sản đã giành được chính quyền về tay giai cấp mình; Phải có Đảng Mácxít - Lêninnít lãnh đạo; Phải xây dựng được khối đoàn kết liên minh công - nông vững chắc.

    2. Nội dung và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    Để thực hiện quá độ lên CNXH cần vận dụng triển khai về nội dung, các điều kiện và các hình thức của "định hướng XHCN" trên mọi lĩnh vực cụ thể của xã hội. ở đây, chỉ đề cập trên ba lĩnh vực cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội:
    - Trên lĩnh vực chính trị: là tăng cường vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quản lý của Nhà nước để xây dựng chế độ chính trị của xã hội ta ngày càng thể hiện bản chất dân chủ XHCN, để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân qua các quyền dân chủ và quyền con người trong mọi lĩnh vực. Có nghĩa là không chệch hướng sang dân chủ tư sản, chủ nghĩa xã hội- dân chủ, vô chính phủ, dân chủ hình thức .
    - Trên lĩnh vực kinh tế: là vận dụng đúng và có hiệu quả tốt các quan hệ, các quy luật kinh tế hiện nay ở nước tavà quốc tế, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ pháp luật và chính sách kinh tế đã thể chế hoá đường lối kinh tế của Đảng; từng bước hình thành quan hệ sản xuất XHCN phù hợp và tạo điều kiên cho lực lượng sản xuất phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo; quốc doanh và tập thể là nền tảng của nền kinh tế. Tất cả các thành quả kinh tế đều do sức lực và trí tuệ của nhân dân; và trên thực tế ngày càng nâng cao đời sống nhân dân. Có nghĩa là không tụt hậu về kinh tế, không chệch hướng sang kinh tế thị trường TBCN.
    - Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội: là có đường lối , chính sách và cơ chế để tạo điều kiện cho toàn dân, trên cơ sở ổn định, phát triển về chính trị, kinh tế mà được tự do sáng tạo và hưởng thụ đúng mức các thành quả trong đời sống vật chất và tinh thần ( ăn, ở, mặc, học hành, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, văn hoá nghệ thuật .). Công bằng xã hội chủ yếu dựa trên nguyên tắc " phân phối theo lao động", đồng thời đáp ứng những nhu cầu chính đáng của " các đối tượng chính sách xã hội", từng bước tạo môi trường xã hội lành mạnh trong quan hệ giữa người với người về mọi mặt. Có nghĩa là xây dựng được nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với định hướng chính trị, kinh tế, định hướng đúng về văn hoá sẽ góp phần vào thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa, thể hiện trên thực tế là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

     
Đang tải...