Chuyên Đề Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý luận chung về lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
    NỘI DUNG

    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
    1. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    A. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá, với các đặc trưng cơ bản: đó là tính tự chủ của các chủ thể kinh tế tự bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh của mình, Nhà nước chỉ định ở tầm vĩ mô quản lý bằng hành lang pháp lý. Trên thị trường, hàng hoá rất phong phú, người mua và người bán gặp nhau ở giá cả thị trường, giá cả là kết quả của sự thương lượng và thoả thuận giữa người mua và người bán hình thành ngay trên thị trường. Và một đặc trưng nữa đó là cạnh tranh, nó nhằm tiêu thụ hàng hoá và thu lợi nhuận cao.
    Muốn phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải giải quyết được ba vấn đề kinh tế cơ bản: quyết định sản xuất cái gì, quyết định sản xuất như thế nào và quyết định sản xuất cho ai, việc tăng thu nhập quốc dân, lợi nhuận và tích luỹ của mỗi nước mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp tuỳ vào chính quá trình lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề cơ bản nói trên, nó quyết định đến việc tạo khả năng lợi nhuận vì mục tiêu của sự lựa chọn kinh tế tối ưu trong doanh nghiệp là tăng hiệu quả kinh tế, tăng lợi nhuận.
    B. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế.
    Trước khi xem xét nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận chúng ta phải hiểu lợi nhuận là gì?
    Để thực hiện quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, nhà sản xuất phải ứng trước một lượng tiền để mua tư liệu sản xuất và trả lương cho công nhân. Hàng hoá được sản xuất ra mang hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
    Giá trị của hàng hoá sản xuất ra được biểu hiện bằng công thức:
    Gt = C + V + m
    Trong đó:
    Gt: là giá trị hàng hoá,
    C: chi phí nhà sản xuất bỏ ra để mua TLSX
    V: chi phí thuê nhân công; m: giá trị thặng dư
    Các nhà kinh tế học cổ điển trước C.Mác cho rằng “cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất và lợi nhuận”.
    Theo David Begg, Stanley Fisha và Busch thì “lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí”.
    Theo C.Mác thì “giá trị thặng dư hay phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận”.
    Tổng quát các khái niệm trên ta thấy rằng: “Lợi nhuận là số theo dõi ra so với số chi phí bỏ ra”.
    Như vậy, lợi nhuận của một doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ trừ đi tổng chi phí bỏ ra tương ứng để tạo ra được hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ bao gồm cả phần nộp thuế cho Nhà nước.
    Lợi nhuận của một doanh nghiệp được bắt nguồn từ hai yếu tố: thu từ các nguồn lực chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
    Phần thưởng cho sự mạo hiểm, sáng tạo, đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự độc quyền trong cung ứng sản xuất sản phẩm hàng hoá dịch vụ.
    Từ những lý luận trên, ta cũng dễ nhận thấy vai trò của lợi nhuận, nó là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, lợi nhuận có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung.

    * Đối với doanh nghiệp.
    Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu kinh tế là để kiếm lợi nhuận, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu của kinh doanh, là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh,
    Lợi nhuận còn là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích người lao động đẩy mạnh sản xuất nâng cao năng suất lao động.
    * Đối với xã hội.
    Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ là bộ phận quan trọng của thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp mà đồng thời là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và là cơ sở để tăng thu nhập quốc dân mỗi nước. Lợi nhuận còn góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Trong doanh nghiệp còn góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nói riêng trong mỗi gia đình nói chung thông qua việc thành lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế sau thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác.
    2. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình một phương hướng đúng đắn để tận dụng tối đa tiềm lực tài chính và những mối quan hệ kinh tế, chính trị sẵn có của mình nhằm vào mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Căn cứ trên mỗi mảng hoạt động, doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương ứng, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ là tổng đại số của các lợi nhuận bộ phận trong từng mảng hoạt động, như vậy cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận.
    * Lợi nhuận thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
    * Lợi nhuận thu từ các hoạt động khác.
    Lợi nhuận doanh nghiệp bằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận từ hoạt động khác.
    Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Theo thông tư số 89/2002/Trung tâm – BTC ngày 9/10/2002 của Bộ tài chính, lợi nhuận là phần doanh thu còn lại sau ki đã bù đắp các khoản thuế và chi phí hợp lý.
    * Lợi nhuận góp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
    = -
    Trong đó:
    Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ
    Doanh thu thuần: là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ được khách hàng thanh toán sau khi trừ các khoản giảm trừ.
    Tổng doanh thu: là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ được khách hàng thanh toán chấp nhận thanh toán.
    Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
    Giá vốn hàng bán: phản ánh giá vốn hàng hoá, giá thành sản phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã cung cấp, các chi phí khác được tính vào hoặc chi phí giảm giá vốn hàng bán.
    Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
    = - - -
    Xác định lợi nhuận từ hoạt động khác.
    Lợi nhuận từ hoạt động khác là những khoản thu mà các doanh nghiệp không dự tính trước hoặc những khoản thu khác, không xảy ra một cách đều đặn và thường xuyên các khoản thu của doanh nghiệp có thể do chủ quan của doanh nghiệp hay khách quan đưa tới như:
    + Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
    + Thu tiền được phạt do vi phạm hợp đồng.
    + Tiền phạt do vi phạm hợp đồng
    + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ
    + Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi.
    + Các khoản chi phí kế toán ghi nhầm hay bỏ sót khi vào sổ.
    = -
    Như vậy việc xác định lợi nhuận doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh phải xuất phát từ việc xác định lợi nhuận bộ phận của doanh nghiệp là một bộ phận đối lập với môi trường và thống nhất trong nội bộ. Bởi vậy, việc phân bổ chi phí chung cũng như việc phân định chi phí riêng cho từng bộ phận hoạt động thực sự là công việc khó khăn nhất trong việc phản ánh không trung thực chi phí sản xuất kinh doanh (trùng lặp hoặc bỏ sót) làm sai lệch chi tiêu lợi nhuận.
    Tỷ suất lợi nhuận.
    Tỷ suất lợi nhuận sáo cho ta thấy hiệu quả kinh tế cao và ngược lại, hơn nữa tỷ suất lợi nhuận còn cho ta thấy hai mặt: một là tổng lợi nhuận tạo ra do các tác động của toàn bộ chi phí đã chi ra tốt hay xấu, hai là số lợi nhuận tạo ra trên mộ tuyển dụng đơn vị chi phí cao hay thấp.
    3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của tất cả các mặt, các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh như tìm hiểu nhu cầu thị trờng để quyết định sản xuất hàng hoá và tiêu thụ trên thị trường của tất cả các yếu tố và điều kiện tham gia quá trình kinh doanh.

    Nhân tố 1: quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường.
    Cung cầu là những phạm trù không thể không đề cập tới khi nói đến bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào.
    Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở một mức giá nhất định, trong một thời gian nhất định với giả thiết là các nhân tố khác không thay đổi.
    Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở một mức giá nhất định, trong một thời gian nhất định với giả thiết là các nhân tố khác không thay đổi.
    Có thể nói rằng, quan hệ cung cầu hàng hoá, dịch vụ là nhân tố quyết định quy mô sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp mà việc quyết định tối ưu về qui mô sản xuất cũng chính là quyết định tối ưu về lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Nhân tố 2: việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
    Quá trình này tiến hành tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo ra số lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và chi phí sử dụng các yếu tố để sản xuất ra hàng hoá đó.
    Nhân tố 3: Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Sau khi hàng hoá, dịch vụ đã được sản xuất ra theo những quyết định tối ưu về sản xuất thì vấn đề tiếp theo của qú trình kinh doanh là phải tổ chức bán kế, bán nhanh, bán với giá cao để có thể tái sản xuất mở rộng. Lợi nhuận chỉ có thể thu được sau quá trình tiêu thụ và thu được tiền về.
     
Đang tải...