Luận Văn Lý luận chung về hoạt động tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại công ty sản x

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
    1.1. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
    Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính bởi lẽ nó trực tiếp gắn liền và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, nơi trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm quốc dân, mặt khác còn có tác đọng quyết định đến thu nhập của các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính.
    Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận , tối đa hoá vốn chủ sở hữu. Nói cách khác hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động phân phối, sử dụng quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
    Hoạt động tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu sau:
    - Hoạt động tài chính phải giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị có liên quan như Ngân hàng, các đơn vị kinh tế khác . mối quan hệ này được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng mặt chất và thời gian.
    Hoạt động tài chính phải đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc này đòi hỏi phải tối đa hoá việc sử dụng các nguồn vốn, nhưng vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động bình thường và mang lại hiệu quả cao.
    Hoạt động tài chính được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ về tài chính tín dụng, nghĩa vụ với nhà nước, kỷ luật với các đơn vị tài chính kinh tế có liên quan.
    1.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.
    1.2.1. ý nghĩa và mục đích của phân tích tình hình tài chính.
    Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hay cụ thể hoá là quá trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu và tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do đó việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, vừa tổng hợp khái quát lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết phán đoán và đưa ra quyết định tài chính, quyết định đầu tư và quyết định tài trợ phù hợp, phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người. Nhà quản lý, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ và người lao động . mỗi nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau.
    Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cũng buộc phải đóng cửa.
    Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng mối quan tâm hàng đầu của họ chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt quan tâm đến lượng tiền và các khoản có thể chuyển nhanh thành tiền từ đó so sánh vơí nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng biết quan tâm tới số lượng vốn chủ sở hữu bởi vì nguồn vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro trong thanh toán.
    Đối với các nhà cung cấp vật tư hàng hoá dịch vụ cho doanh nghiệp họ ra các quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới có được mua chịu hàng hay không. họ cần biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới.
    Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính , tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp . Ngoài ra các cơ quan tài chính, thống kê, thuế, cơ quan chủ quản các nhà phân tích tài chính hoạch định chính sách, những người lao động . cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp.
    Như vậy có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp rút ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối cao và đánh giá chính xác thực trạng tiềm năng tài chính của doanh nghiệp.

     
Đang tải...